Thực hiện được các phương pháp hô hấp nhân tạo cấp cứu người đuối nước.
Các phương pháp hô hấp nhân tạo cấp cứu người đuối nước:
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau → Dùng 2 ngón tay để bịt mũi nạn nhân → Hít một hơi mạnh rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết hơi vào. Lặp lại liên tục khoảng 12 đến 20 lần/phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.
- Phương pháp ấn lồng ngực: Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau → Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, các ngón tay đan vào nhau. Dùng sức nặng cơ thể ấn mạnh vào ngực nạn nhân để đẩy không khí ra ngoài → Thực hiện ấn mạnh khoảng 12 đến 20 lần/phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.
Con người tồn tại và hoạt động được là nhờ có nguồn năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào. Quá trình đó cần sử dụng khí O2 và thải ra khí CO2. Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện như thế nào?
Quan sát Hình 34.2, mô tả hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp.
Làm việc nhóm, đưa ra quan điểm của bản thân về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
Trình bày sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.
Đọc thông tin và thảo luận, nêu nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp; vận dụng những hiểu biết về các bệnh, nêu biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Điều tra một số bệnh về phổi và đường hô hấp trong trường học hoặc địa phương, số lượng người mắc và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh rồi hoàn thành thông tin điều tra theo mẫu Bảng 34.1.
Đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 34.1, nêu tên các cơ quan của hệ hô hấp, đặc điểm và chức năng của mỗi cơ quan.
Thực hiện được các biện pháp phòng chống bệnh về đường hô hấp và phổi.