Sự thẩm thấu là
A. sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
B. sự di chuyển của các phân tử khí qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
C. sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
D. sự di chuyển của các phân tử đường qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
Đáp án A
Sự thẩm thấu là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
Lý thuyết Sự thẩm thấu
- Khái niệm: Sự thẩm thấu chỉ sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm (màng có tính thấm với nước nhưng không thấm với một số phân tử chất tan nhất định) ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
a – rút tấm chắn ra
b – đặt màng bán thấm vào chỗ tấm chắn và rút tấm chắn ra
- Cơ chế thẩm thấu: Nước di chuyển từ vùng có nhiều phân tử nước (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan thấp hoặc vùng có thế nước cao) sang vùng có ít phân tử nước hơn (còn gọi là vùng có nồng độ chất tan cao hoặc vùng có thế nước thấp).
- Khi tế bào ở trong các dung dịch có nồng độ khác nhau, các phân tử nước sẽ di chuyển qua màng theo 3 trường hợp:
+ Trong dung dịch đẳng trương (dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào), các phân tử nước di chuyển ở trạng thái cân bằng.
+ Trong dung dịch nhược trương (dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn bên trong tế bào), các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào.
+ Trong dung dịch ưu trương (dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn bên trong tế bào), nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.
- Do tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc còn tế bào động vật thì không nên giữa tế bào thực vật và tế bào động vật có sự thay đổi khác nhau khi cho vào các loại dung dịch có nồng độ khác nhau:
Môi trường |
Tế bào động vật |
Tế bào thực vật |
Đẳng trương |
- Hình dạng tế bào không thay đổi. |
- Hình dạng tế bào không thay đổi. |
Nhược trương |
- Tế bào trương lên và có thể bị vỡ ra. |
- Tế bào trương lên nhưng không vỡ ra do có thành tế bào. |
Ưu trương |
- Cả tế bào co lại. |
- Tế bào chất co lại, màng tế bào tách khỏi thành tế bào (hiện tượng co nguyên sinh). |
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất
Trong môi trường nhược trương, tế bào động vật bị trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật thì chỉ bị trương lên mà không bị vỡ ra là do
Điểm khác nhau giữa hình thức xuất nhập bào với các hình thức vận chuyển chủ động khác là
Cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường A thấy tế bào hồng cầu bị teo lại. Môi trường A là
Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất tiêu tốn năng lượng gồm
Điểm khác nhau cơ bản của vận chuyển chủ động so với vận chuyển thụ động là
Cho tế bào biểu bì của thài lài tía vào môi trường NaCl 10 % sẽ xuất hiện hiện tượng nào sau đây?
Cho các hoạt động sau:
(1) Hấp thụ nước ở rễ cây
(2) Trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi
(3) Tuyến tụy tiết enzyme, hormone
(4) Hấp thụ glucose ở ống thận
Số hoạt động có sự tham gia của hình thức vận chuyển chủ động là
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sự khuếch tán các chất qua màng?
Khuếch tán tăng cường khác khuếch tán đơn giản ở điểm là
Các chất thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường là
Dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào thì được gọi là dung dịch