Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là:
A. tương tác gen.
B. tác động đa hiệu của gen.
C. sự mềm dẻo của kiểu hình.
D. biến dị tương quan.
Đáp án A
Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là tương tác gen.
Lý thuyết Tương tác gen
- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
- Gen không alen: là 2 gen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên một NST hoặc trên các NST khác nhau.
1. Tương tác bổ sung
* Thí nghiệm: Đậu thơm
* Giải thích kết quả:
- Tỉ lệ 9:7 ở F2 cho thấy có 16 (do 9+7 ⇒ F1phải dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
- Với 16 tổ hợp cho 2 loại kiểu hình của 1 tính trạng ⇒ tính trạng màu hoa do 2 gen qui định.
- Để tạo ra màu hoa đỏ phải có mặt động thời của 2 gen trội, các trường hợp còn lại cho hoa màu trắng.
* Sơ đồ lai:
* Khái niệm: Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau (không alen) làm xuất hiện 1 tính trạng mới.
2. Tác động cộng gộp.
- Khái niệm: Tác động cộng gộp là kiểu tác động khi 2 hay nhiều gen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi gen đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít
- Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường. (tính trạng năng suất: sản lượng sữa, số lượng trứng gà, khối lượng gia súc, gia cầm).
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật ?
Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử?
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, nhóm linh trưởng xuất hiện ở kỉ nào sau đây?
Trên ống tiêu hóa của người, các bộ phận nào sau đây thực hiện chức năng tiêu hóa hóa học?
Trong một thí nghiệm lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng (dòng số 1 và dòng số 2) đều có hoa màu trắng với nhau, kết quả thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thu phấn thu được F2, có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Trong các phát biểu dưới đây về thí nghiệm trên, phát biểu nào sai ?
Trong thí nghiệm lai một tính trạng của Menden trên đối tượng đậu hà Lan, ông cho các cây hoa đỏ (thuần chủng) lai với cây hoa trắng (thuần chủng) thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tư thụ thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ là :
Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, nhân tố nào trực tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể?
Dùng cônsixin gây đột biến hợp tử có kiểu gen Aa để tạo thể tứ bội, kiểu gen của thể tứ bội này là:
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra con lai có ưu thế lai cao nhất?
Ở một loài thực vật, khi cho cây (P) tự thụ phấn, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 46,6875% cây hoa đỏ, thân cao: 9,5625% cây hoa đỏ, thân thấp: 28,3125% cây hoa trắng, thân cao: 15,4375% cây hoa trắng, thân thấp. Biết tính trạng chiều cao cây do một gen có 2 alen qui định. Biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và cái đều như nhau, không xảy ra đột biến. Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung qui định.
(2) Phép lai trên đã xảy ra hoán vị gen với tần số 30%.
(3) Cây thân cao, hoa đỏ dị hợp tử ở F1 chiếm tỉ lệ 56,625%.
(4) Trong tổng số cây hoa trắng, thân thấp ở F1, cây mang kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 19,838%.