Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
B. bản đồ - biểu đồ.
C. chấm điểm.
D. đường chuyển động.
Đáp án đúng là:C
Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi,…
A. Phương pháp kí hiệu
- Đối tượng thể hiện: Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ
- Hình thức thể hiện: Các dạng kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố
B.Phương pháp bản đồ biểu đồ
- Đối tượng thể hiện: Thể hiện giá trị của đối tượng theo từng lãnh thổ, thường dùng trong bản đồ kinh tế
- Hình thức thể hiện: Dùng các loại biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ
D. Phương pháp đường chuyển động
- Đối tượng thể hiện: Sự dịch chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản đồ
- Hình thức thể hiện: Các mũi tên
- Khả năng thể hiện: Hướng di chuyển của các đối tượng, số lượng, cấu trúc … thông qua màu sắc, độ rộng, hướng mũi tên
Xem thêm kiến thức liên quan:
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp
Phương pháp nào sau đây thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp
Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp
Sự di cư theo mùa của một số loài chim thường được biểu hiện bằng phương pháp
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp
Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp