Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi nào?
A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.
B. Từ khi bắt đầu nuôi (ngày 0) đến ngày 5.
C. Từ ngày 1 đến ngày 5.
D. Từ ngày 2 đến ngày 5.
Đáp án đúng là: D
Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao nhất khi từ ngày 2 đến ngày 5.
Việc làm nước tương (xì dầu) trong dân gian thực chất tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây là chủ yếu?
A. Tổng hợp amino acid.
B. Phân giải protein.
C. Phân giải cellulose.
D. Phân giải lipid.
Trong quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa glucose thành các sản phẩm:
A. ethanol và O2.
B. ethanol và CO2.
C. ethanol, lactic acid và CO2.
D. ethanol, lactic acid và O2.
Trong quy trình sản xuất tương bần, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây?
A. Nấm mốc Aspergillus niger.
B. Vi khuẩn Bacillus thurigiensis.
C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
D. Vi tảo Arthrospira platensis.
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha sinh trưởng nào sau đây?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha lũy thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Trình bày cơ chế chuyển hóa diễn ra trong quá trình lên men sữa chua, dựa vào đó giải thích cơ chế đông tụ của sữa chua.
Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình
A. lên men lactic.
B. lên men rượu.
C. lên men acetic.
D. lên men propionic.
Có 3 loại cầu khuẩn kí hiệu là A1, A2 và A3 có đường kính tế bào tương ứng là 1,8 µm; 2,0 µm và 2,2 µm. Nuôi 3 vi khuẩn này trong 3 bình nuôi cấy có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tốc độ tiêu thụ nguồn dinh dưỡng của 3 chủng vi khuẩn này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. A1 > A2 > A3.
B. A2 > A1 > A3.
C. A3 > A2 > A1.
D. A2 > A3 > A1.
Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?
A. Pha cân bằng.
B. Pha lũy thừa và pha cân bằng.
C. Pha cân bằng và pha suy vong.
D. Pha suy vong.
Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được ghi lại trong bảng sau.
Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm nào?
A. 3 – 4 ngày.
B. 4 ngày.
C. 5 – 6 ngày.
D. 7 ngày.
Trong quá trình sinh tổng hợp, protein được tổng hợp bằng cách
A. kết hợp các nucleotide với nhau.
B. kết hợp giữa acid béo và glycerol.
C. kết hợp giữa các amino acid với nhau.
D. kết hợp các phân tử đường đơn với nhau.
Người ta bổ sung thêm 1,5 – 2 % thạch vào môi trường nuôi cấy nhằm mục đích
A. tạo pH phù hợp.
B. tạo độ muối phù hợp.
C. bổ sung chất dinh dưỡng.
D. tạo môi trường nuôi cấy đặc.
Thứ tự sắp xếp đúng các bước của phương pháp phân lập vi sinh vật trong không khí là:
A. chuẩn bị môi trường phân lập – ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 – 3 ngày – mở nắp đĩa petri – đậy nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri – quan sát kết quả.
B. chuẩn bị môi trường phân lập – mở nắp đĩa petri – đậy nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 – 3 ngày – quan sát kết quả.
C. chuẩn bị môi trường phân lập – đậy nắp đĩa petri - mở nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri - ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 – 3 ngày – quan sát kết quả.
D. chuẩn bị môi trường phân lập – ủ ở nhiệt độ phù hợp trong 2 – 3 ngày – mở nắp đĩa petri – đậy nắp đĩa petri – cố định nắp đĩa petri – quan sát kết quả.