Quan sát hình ảnh (trang 86) trong văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu và cho biết:
a) Những thông tin gì được cung cấp trong hình ảnh?
b) Các thông tin đó được trình bày như thế nào?
c) Tác dụng của hình ảnh này là gì?
Trả lời:
a) Những thông tin được cung cấp trong hình ảnh: mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực qua từng năm, từ 1979 đến 2019. Qua thang đo biểu thị “độ dày” của lớp ozone trong khí quyển và hình ảnh mô phỏng, có thể nhận ra mức độ thủng, quá trình “thủng” và quá trình phục hồi tầng ozone.
b) Các thông tin đó được trình bày dướ dạng ngôn ngữ (qua con số ghi năm và ghi chí thang đo) và phi ngôn ngữ (qua hình ảnh, màu sắc, hình khối).
c) Hình ảnh này mô phỏng phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực từ 1979 đến 2019, tái hiện mức độ thủng, quá trình “thủng” và quá trình phục hồi tầng ozone trong giai đoạn trên.
Sử dụng các ký hiệu phi ngôn ngữ để thiết kế một bản hướng dẫn nơi công cộng dựa trên những thông tin sau:
Hướng dẫn tham quan khu trung tâm, vườn Quốc gia Cúc Phương
Động Sơn Cung, cây chò ngàn năm
7 km đi bộ cả đi và về; thời gian tham quan: 2 – 3 giờ, du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của vườn Quốc gia.
Cây sấu cổ thụ
6 km đi bộ cả đi và về, thời gian tham quan: 1,5 – 2 giờ, du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của vườn Quốc gia.
Bản Mường
15 km đi bộ xuyên qua rừng già và một đêm nghỉ lại tại nhà sàn truyền thống; có hướng dẫn viên của vườn Quốc gia đi cùng.
Đỉnh Mây Bạc
7 km đi bộ; thời gian tham quan: 4 – 5 giờ; có hướng dẫn viên của vườn Quốc gia đi cùng.
Quan sát sơ đồ và cho biết:
a) Ngoài các phương tiện ngôn ngữ, sơ đồ trên còn sử dụng những phương tiện nào?
b) Những phương tiện đó được trình bày, sắp xếp như thế nào và biểu đạt thông tin gì?
c) Cho biết mối quan hệ giữa những phương tiện phi ngôn ngữ với những phương tiện ngôn ngữ trong sơ đồ.
d) Nêu tác dụng của những phương tiện phi ngôn ngữ đã được sử dụng trong sơ đồ.