Phía Đông Trung Mỹ phát triển rừng mưa nhiệt đới do đâu?
A. Hướng địa hình.
B. Lượng mưa lớn.
C. Dòng biển nóng hoạt động thường xuyên.
D. Vị trí giáp biển.
Đáp án đúng là: B
Ở Trung Mỹ, phía đông và cá đảo có lượng mưa nhiều hơn phía tây nên thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển. Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van và rừng thưa.
- Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):
+ Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
+ Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
+ Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
- Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đôg - tây ở Trung và Nam Mỹ:
* Ở Trung Mỹ
- Phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều, thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển.
- Phía tây khô hạn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.
Xem thêm kiến thức liên quan:
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 16 (Kết nối tri thức): Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ?
Hoang mạc nào là hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ?
Càng lên cao thiên nhiên của dãy núi An-đét càng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của yếu tố nào?
Từ Bắc đến Nam Trung và Nam Mĩ lần lượt có những đới khí hậu nào?
Sự phân hóa thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào gây ra?
Hệ thực - động vật vô cùng phong phú ở đồng bằng A-ma-dôn (Nam Mĩ) do đâu?