Nêu những diễn biến cơ bản của các kì và các pha trong chu kì tế bào.
• Những diễn biến cơ bản của các kì trong chu kì tế bào:
- Kì trung gian (gồm pha G1, pha S và pha G2): Nhiễm sắc thể dãn xoắn thuận lợi cho nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
- Kì đầu: Nhiễm sắc thể đóng xoắn, co ngắn, dầy lên. Thoi vô sắc đính vào tâm động.
- Kì giữa: Nhiễm săc thể đóng xoắn, co ngắn cực đại, có hình dạng và kích thước đặc trưng. Nhiễm sắc thể xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Kì sau: Nhiễm sắc thể tách ra ở tâm động, phân li về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: Phân chia nhân. Nhiễm sắc thể bắt đầu dãn xoắn.
• Những diễn biến cơ bản của các pha trong chu kì tế bào:
- Pha G1 – Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động sống của tế bào. Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang phan S; nếu không nhân được tín hiệu đi tiếp, tế bào rời khỏi chu kì và bước vào pha G0 (không phân chia).
- Pha S – Nhân đôi: DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.
- Pha G2 – Sinh trưởng và chuẩn bị phân bào: Tế bào tiếp tục sinh trưởng và tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.
- Pha M: Tế bào ngừng sinh trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào.
Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì
A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.
B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.
C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.
D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.
Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với
A. thụ thể bên trong tế bào.
B. phospholipid màng.
C. kênh ion.
D. thụ thể màng.
Quan sát hình (1) đến hình (8), xác định giai đoạn phân bào nguyên phân, số nhiễm sắc thể (NST), số chromatid, số tâm động, bộ NST lưỡng bội (2n) của loài.
Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline
A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).
B. liên kết với phospholipid màng.
C. liên kết với thụ thể màng.
D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.
Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi
A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.
B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha.
C. tế bào đích thay đổi hình dạng.
D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu.
Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân bào người ta vẽ được đồ thị dưới đây:
(1) Hãy đặt tên cho đồ thị.
(2) Xác định a, b, c, d, e, g, h, i thuộc kì nào của kiểu phân bào nào?
(3) Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 46, hãy xác định số NST và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, c, d, e, g, h, i rồi điền vào bảng dưới đây:
|
a, c, e |
b, d, g |
h |
i |
Số NST |
|
|
|
|
Số chromatid/NST |
|
|
|
|
Sơ đồ sau minh họa quá trình truyền thông tin từ tế bào tuyến tụy (tế bào tiết glucagon) đến tế bào gan. Em hãy:
Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền tin này.
Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:
A. thời gian sống và phát triển của tế bào.
B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M).
C. thời gian của quá trình nguyên phân.
D. thời gian phân chia của tế bào chất.
Một học sinh quan sát tế bào đầu rễ củ hành tây dưới kính hiển vi và đếm số lượng tế bào trong mỗi pha của chu kì tế bào. Học sinh đã thu thập dữ liệu trong khi quan sát ba vị trí khác nhau của đầu rễ hành tây và ghi lại trong bảng dưới đây.
Các kì của chu kì tế bào |
Số lượng tế bào |
|||
Vị trí I |
Vị trí II |
Vị trí III |
Trung bình |
|
Kì trung gian |
171 |
167 |
173 |
170 |
Kì đầu |
13 |
17 |
15 |
15 |
Kì giữa |
7 |
6 |
8 |
7 |
Kì sau |
5 |
7 |
6 |
6 |
Kì cuối |
5 |
9 |
7 |
7 |
Dựa vào số liệu của bảng có thể nhận thấy
A. Phần lớn các nhiễm sắc thể đang co ngắn.
B. Phần lớn các nhiễm sắc thể không phân biệt rõ được.
C. Phần lớn các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng ở mặt phẳng xích đạo.
D. Các sợi tơ vô sắc đang kéo các nhiễm sắc thể rời ra.
Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?
A. Loại bỏ thụ thể.
B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.
C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.
D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.
Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10-12 gam và có 46 nhiễm sắc thể. Hãy điền vào bảng sau về khối lượng DNA và số lượng nhiễm sắc thể đơn và nhiễm sắc thể kép ở mỗi giai đoạn trong một chu kì tế bào.
Các giai đoạn |
Khối lượng (gam)/ 1 tế bào |
Số lượng nhiễm sắc thể/ 1 tế bào |
Pha G1 |
|
|
Pha S |
|
|
Pha G2 |
|
|
Kì đầu |
|
|
Kì giữa |
|
|
Kì sau |
|
|
Kì cuối |
|
|
Mô tả các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến điều hòa chu kì tế bào.
Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:
A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
B. tiếp nhận tín hiệu, truyền tin và đáp ứng.
C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới.
D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào.
Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:
I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.
II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.
III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.
IV. Truyền tin nội bào.
A. I → II → III → IV.
B. II → III → I → IV.
C. III → II → IV→ I.
D. IV → II → I → III.