Nam đã cùng Siêng làm những gì ở Thất Sơn? Tìm câu trả lời đúng.
A. Khám phá đám ruộng lấp xấp nước, tìm mỗi câu cá.
B. Dùng trứng kiến làm mồi câu cá, nướng cá.
C. Câu cá, làm cá, nướng cá, thưởng thức cá nướng.
D. Dùng trứng kiến làm mồi câu, câu cá, thưởng thức cá nướng.
Trả lời:
D. Dùng trứng kiến làm mồi câu, câu cá, thưởng thức cá nướng.
Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhóm dậy tập di, một cô rùa bằng kem sữa tươi... mặc áo đầm.
(Lưu Thị Lương)
b. Khi mặt trời lặng im
Nằm dài sau dãy núi
Ấy là lúc bóng đêm
Tô màu cho thế giới.
(Nguyễn Quỳnh Mai)
c. Ngoan nhé, chú bé vàng,
Ta dắt đi ăn cỏ,
Bốn chân bước nhịp nhàng,
Nước sông in hình chú.
(Thy Ngọc)
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt.
Xếp những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp.
Hội diều làng Bá Dương Nội được tổ chức hằng năm. Mỗi năm có cả trăm con diều tham dự. Trong gió nằm nam của buổi chiều quê, những con diều rực rỡ cùng bay lên trời cao. Tiếng sáo u u vi vút những khúc nhạc đồng quê. Trên bờ đê, trước sân đình hoặc ở trong làng, người dân đều có thể ngắm diều bay và ngất ngây trong tiếng sáo diều. Diều nào bay cao, bay xa, có tiếng sáo hay nhất sẽ được trao giải.
(Theo Đỗ Thị Ngọc Minh)
Dấu câu nào có thể thay cho mỗi bông hoa dưới đây?
Chim sâu con hỏi bố:
* Bố ơi, chúng ta có thể trở thành hoạ mi được không ạ *
* Tại sao con muốn trở thành hoạ mi *
* Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý *
Chim bố nói:
* Con hãy bắt thật nhiều sâu để bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi người yêu quý.
(Theo Nguyễn Đình Quảng)
Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ nhỏ xíu, hiền khô để thay cho mỗi bóng hoa trong câu dưới đây:
Nghe tiếng gầm * từ xa, thỏ sợ hãi tưởng tượng ra chúa sơn lâm với thân hình *, dũng mãnh sắp xuất hiện.
Nghe – viết.
Sông Cổ Cò xuôi từ chân Ngũ Hành Sơn về Cửa Đại, để lại bao kỉ niệm êm đềm trong tôi. Lặng lẽ cùng tôi đi qua năm tháng, sông quê hương trở nên nhỏ bé lại khi tôi biết những bến bờ rộng lớn hơn. Tôi nghiêng mình trước một Thu Bồn trầm lắng, một Vu Gia mênh mang. Và xa hơn, một Hồng Hà làm nên Hà Nội dậy tiếng rồng bay, một Sài Gòn long lanh ánh ngọc Viễn Đông...
(Theo Văn Thành Lê)
Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hoá? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
a. Mùa xuân ấm áp đang về. Anh dế còm tân trang lại bộ râu, diện bộ cánh xịn nhất đi làm. Cụ giáo cóc đã thôi nghiền rằng vì bớt hẳn bệnh nhức xương. Bác giun đất cũng chui ra khỏi phòng lạnh để tận hưởng không khí trong lành. Ngày tháng qua mau. Và buổi sáng Chủ nhật đã tới .....
(Theo Trần Đức Tiến)
b.
Cây chẳng mỏi lưng Xếp hàng thẳng tắp Lá vàng ngăn nắp Rơi xuống nhẹ nhàng. |
Bạn gió lang thang Cù cây cười suốt Chồi non xanh mướt Làm dáng đung đưa. (Huỳnh Mai Liên) |
Viết 1 – 2 câu nêu nhận xét về Siêng qua những chi tiết dưới đây:
- Cười tươi rồi khi nhìn Nam mãi mê ăn món cá mình làm.
- Cười hiền khô, không có ý định chọc quê bạn khi bạn không biết về món cá nướng trui.
Chọn dấu câu thích hợp thay cho bông hoa. Nêu tác dụng của các đầu câu đó.
a. Hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn nhỏ đã được lan toả sâu rộng. Các phong trào thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường gồm có:
* Trồng cây gây quỹ Đội.
* Vì màu xanh quê hương.
* Sạch nhà – sạch lớp – sạch trường.
* Làm kế hoạch nhỏ.
b. Đoàn tàu Hà Nội * Vinh khởi hành tại ga Hà Nội lúc 18 giờ hằng ngày.
Trong câu chuyện, Siêng được miêu tả như thế nào? Tìm câu trả lời đúng.
A. Hiền khô, hay nói làng.
B. Cười tươi rói, hay chọc quê bạn.
C. Nhỏ xíu, hay mắc cỡ
D. Nhỏ xíu, đen đúa, tóc cháy nắng.