Mã hoá thông tin có mục đích gì?
Đáp án đúng là: D
Muốn máy tính hiểu được những thông tin đưa vào máy con người cần phải mã hóa thông tin dưới dạng các câu lệnh của ngôn ngữ máy làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy và thay đổi lượng thông tin đó.
Lý thuyết Thông tin và xử lí thông tin
1. Quá trình xử lí thông tin
- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ra hiểu biết, gắn với quá trình nhận thức.
- Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu
Máy tính tiếp nhận dữ liệu theo hai cách thường gặp:
Cách 1: Từ các thiết bị, ví dụ tệp hình ảnh từ máy quét là dữ liệu.
Cách 2: Từ bàn phím do con người nhập, ví dụ khi soạn một văn bản, thông tin của người nhập thành dữ liệu.
+ Bước 2: Xử lí dữ liệu
Ví dụ, từ nhiệt độ trung bình của nhiều năm gần đây, các phần mềm chuyên dụng có thể cho chúng ra biết khuynh hướng Trái đất đang nóng dần lên.
+ Bước 3: Đưa ra kết quả
Máy tính có thể đưa ra theo hai cách:
Cách 1: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, … mà con người có thể hiểu được.
Cách 2: Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.
- Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, … mà con người có thể hiểu được.
- Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.
2. Phân biệt dữ liệu và thông tin
- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
- Thông tin là ý nghĩa của số liệu.
- Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau:
- Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin như bài vở, tệp bài soạn đều là dữ liệu của một bài giảng.
- Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin.
Ví dụ: Dữ liệu “39oC” trong một bộ dữ liệu về thời tiết mang thông tin “trời rất nóng” nhưng dữ liệu “39oC” trong một bộ dữ liệu về bệnh án lại mang thông tin “sốt cao”.
⇒ Như vậy, thông tin có tính toàn vẹn, được hiểu đúng khi có đầy đủ số liệu, nếu thiếu dữ liệu thì có thể làm thông tin bị sai hoặc không xác định được.
- Với cùng bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại thông tin khác nhau.
Ví dụ: Thời tiết của một ngày có thể được tổng hợp theo vùng để biết phân bố lượng mưa trong ngày hoặc làm cơ sở để dự báo thời tiết ngày hôm sau.
- Việc xử lí các bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin.
Ví dụ: Xử lí dữ liệu về băng tan Bắc Cực hay cường độ bão nhiệt đới đều có thể kết luận sự nóng lên của Trái Đất.
Xem thêm một số tài liệu liên quan:
Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
Hãy chọn phương án ghép đúng: Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
Hãy chọn phương án ghép đúng: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong tin học vì….