Trả lời:
- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
- Thân bài:
+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ sau:
a. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái.
b. Vị ngữ nêu đặc điểm.
c. Vị ngữ giới thiệu, nhận xét.
Đề bài: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 33, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài (Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây:
Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Câu ca dao dưới đây có liên quan thế nào đến câu chuyện này?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
SỰ TÍCH CON RỒNG CHẦU TIÊN
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mất thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Từ ngữ
- Miền đất Lạc Việt: miền đất mà người Lạc Việt sinh sống, chủ yếu thuộc Bắc Bộ nước ta ngày nay.
- Phong Châu: tên gọi một vùng đất cổ, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
- Đồng bào (cùng một bọc): những người cùng giống nòi, cùng đất nước.
(Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các từ: khôi ngô, tập quán.)
Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?
Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Dàn ý có đủ 3 phần.
- Các chi tiết được lựa chọn hợp lí.
- Các sự việc được sắp xếp đúng diễn biến của câu chuyện.