Kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?
A. Ôn đới.
B. Nhiệt đới.
C. Địa Trung Hải.
D. Cận cực.
Đáp án A
Quan sát diện tích kiểu khí hậu qua (Hình 3. Bản đồ các đới khí hậu và kiểu khí hậu ở châu Âu) - sgk - trang 98.
Lý thuyết Đặc điểm tự nhiên châu Âu
a) Địa hình:
Châu Âu có hai khu cực địa hình: đồng bằng và miền núi.
- Khu vực đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp,...
+ Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.
- Khu vực miền núi:
+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp.
Quang cảnh một phần dãy núi U-ran
+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng...). Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m.
b) Khí hậu:
- Khí hậu châu Âu có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, tạo nên các đới và các kiểu khí hậu khác nhau.
+ Đới khí hậu cực và cận cực: lạnh quanh năm, lượng mưa trung bình dưới 500mm.
+ Đới khí hậu ôn đới: có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau:
+Đới khí hậu cận nhiệt đới: có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải có mùa hạ nóng, khô; mùa đông ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa khoảng 500-700mm.
- Ngoài ra, khí hậu ở các vùng núi có sự phân hóa theo độ cao.
c) Sông ngòi
- Đặc điểm sông ngòi:
+ Lượng nước dồi dào, chế độ nước phong phú đa dạng.
+ Nguồn cung nước chủ yếu từ: mưa, tuyết tan, băng hà núi cao,….
- Ý nghĩa:
+ Phát triển hệ thống thủy lợi
+ Giao thông vận tải đường thủy
+ Phát triển du lịch….
Một đoạn sông Von-ga (ở Nga)
d) Các đới thiên nhiên
* Đới lạnh:
- Khí hậu cực và cận cực.
- Chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và dải hẹp ở Bắc Âu.
- Mặt đất bị tuyết bao phủ gần như quanh năm.
- Sinh vật nghèo nàn chủ yếu là: rêu, địa y, cây bụi và một số loài động vật chịu được lạnh.
* Đới ôn hòa:
- Ở châu Âu có khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt; phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hoà. Thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Phía bắc: khí hậu lạnh và ẩm ướt; thực vật chủ yếu là rừng lá kim; nhóm đất điển hình là đất pốt dôn.
+ Phía tây: khí hậu có mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều nên thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng. Vào sâu trong lục địa, lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, rừng hỗn hợp phát triển. Nhóm đất điển hình là đất rừng nâu xám.
+ Phía đông nam, khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít. Thảm thực vật chủ yếu là thảo nguyên ôn đới. Nhóm đất điển hình là đất đen thảo nguyên ôn đới.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Rừng và cây bụi lá cũng phát triển.
- Động vật ở đới ôn hoà đa dạng cả về số loài và số lượng cá thể trong mỗi loài.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu
Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 1: Vị trí đặc điểm tự nhiên Châu Âu
Đặc điểm nào sau đây, không đúng với vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ châu Âu?
Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên trong đới ôn hòa ở Châu Âu?
Nguyên nhân nào dẫn đến việc càng vào sâu trong nội địa rừng hỗn hợp phát triển mạnh ở phía tây châu Âu?
Ranh giới tự nhiên nào ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á?
Tại sao thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?