Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là chất nào sau đây?
A. benzen
B. etilen
C. propen
Đáp án đúng là: A
Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là benzen.
Benzen là một hiđrocacbon thơm, có vòng benzen bền vững. Các liên kết trong vòng benzen có tính chất đặc biệt, không giống như liên kết đôi thông thường. Do đó, benzen ít có khả năng tham gia phản ứng cộng như các hiđrocacbon không no khác mà chủ yếu tham gia phản ứng thế.
Tính chất đặc trưng của hiđrocacbon không no: Các hiđrocacbon không no như etilen, propen, stiren có liên kết đôi hoặc liên kết ba trong phân tử. Liên kết này rất kém bền, dễ bị phá vỡ bởi các tác nhân như brom, tạo ra phản ứng cộng. Do đó, các chất này làm mất màu dung dịch brom.
1. Phản ứng thế
a) Phản ứng halogen hóa
• Khi có bột sắt, benzen tác dụng với brom khan tạo thành brombenzen và khí hiđro bromua.
• Nếu không dùng sắt mà chiếu sáng (as) thì Brom thế cho hiđro ở nhánh.
b) Phản ứng nitro hóa
Benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc tạo thành nitrobenzen:
Nitro benzen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 bốc khói và H2SO4 đậm đặc đồng thời đun nóng thì tạo thành m-đinitrobenzen.
c) Quy tắc thế ở vòng benzen
Khi vòng benzen đã có sắn nhóm ankyl (hay các nhóm –OH, -NH2, -OCH3,...
Phản ứng thế vào vòng sẽ dễ dàng hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí nhóm ortho và para. Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, -SO3H, ...) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.
d) Cơ chế phản ứng thế ở vòng benzen
Phân tử halogen hoặc phân tử axit nitric không trực tiếp tấn công. Các tiểu phân mag điện tích dương tạo thành do tác dụng của chúng với xúc tác mới là tác nhân tấn công trực tiếp vào vòng benzen. Thí dụ:
2. Phản ứng cộng
- Benzen không tác dụng được với brom trong dung dịch, chứng tỏ benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen. Tuy nhiên, trong điều kiện thích hợp, benzen có phản ứng cộng với một số chất:
Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa có phản ứng thế vừa có phản ứng cộng. Tuy nhiên phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và axetilen.
3. Phản ứng oxi hóa
• Benzen không tác dụng với KMnO4 (không làm mất màu dung dịch KMnO4).
• Cũng như các hiđrocacbon khác, benzen cháy dễ tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
C6H6 + O2 → 6CO2 + 3H2O
Tuy nhiên, khi benzen cháy trong không khí, ngoài cacbon đioxit và hơi nước còn sinh ra muội than.
Benzen tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững các chất oxi hóa. Đây cũng là tính chất hóa học đặc trưng của hiđrocacbon thơm nên được gọi là tính thơm.
Đun nóng ancol etylic (C2H5OH) với H2SO4 đặc ở khoảng 140oC thu được ete có công thức là
Cho sơ đồ: C6H6 (benzen) + HNO3 đặc X + Y. Biết X là chất hữu cơ. X có công thức là
Cho các chất: Metan, etilen, buta-1,3-đien, axetilen, benzen, toluen, stiren, ancol etylic, phenol. Có mấy chất làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường
Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol ankan X thì thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
Cho 9,2 gam glixerol tác dụng hoàn toàn với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Cho các chất: Na, NaOH, dung dịch Br2, dung dịch NaHCO3. Phenol tác dụng với mấy chất