Đề bài: Viết đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào?
Top 10 bài Đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào 2024 SIÊU HAY
Đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào - Mẫu 1
Em rất yêu thích câu chuyện"Ông Yết Kiêu". Ông Yết Kiêu là một vị tướng tài ba trong triều nhà Trần, đặc biệt là tài năng bơi lặn của ông khiến em ngạc nhiên. Có những lúc ông sống dưới nước đến sáu, bảy ngày mà không có vấn đề gì, thậm chí người ta tưởng ông đi lại trên đất liền. Tài năng phi thường của ông đã giúp vua quân nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần yêu cầu vua cung cấp tàu, bè, chỉ cần một cái dùi sắt và một chiếc búa. Bằng cách đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh, ông đã làm kinh hãi quân giặc và khiến người rình bắt ông. Tuy nhiên, ông Yết Kiêu không bất khuất, mà tự tin trả lời rằng đất nước ta vẫn còn rất nhiều người bơi lặn giỏi có thể làm quân địch khiếp sợ. Rồi lợi dụng cơ hội, ông nhảy xuống biển và thoát khỏi sự truy đuổi. Câu chuyện về ông Yết Kiêu khiến em thấy thú vị khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường của Việt Nam từ xưa đến nay.
Đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào - Mẫu 2
Một trong những câu chuyện em thích là Ông Yết Kiêu, cũng chính là bài học mà em được học tuần trước. Chuyện kể về vị anh hùng Yết Kiêu sống dưới thời nhà Trần, có tài năng bơi lặn và sức khỏe phi thường. Khả năng bơi lặn của ông giỏi tới mức người ta tưởng như ông đang đi bộ trên mặt nước, và có thể ở liên tiếp sáu, bảy ngày dưới nước mới lên. Đây là điều khiến em rất ngưỡng mộ tài bơi lội của ông Yết Kiêu. Ngoài ra, ông còn rất dũng cảm khi xin vua nhà Trần ra biển lặn xuống đục tàu của quân Nguyên xâm phạm nước ta trên biển Vạn Ninh chỉ với cây búa và chiếc dùi sắt. Khi bị địch bắt, ông còn rất thông minh và khảng khải, dọa địch rằng nước ta cả cả trăm nghìn người có khả năng đi lại, sống dưới nước. Em cũng rất thích sự cơ trí của ông Yết Kiêu khi nhân lúc địch vô ý mà ông đã nhảy xuống biển để trốn thoát. Nhờ có tài năng bơi lặn phi phàm và sự nhạy bén của ông mà bờ cõi giang sơn nước ta được bình yên.
Đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào - Mẫu 3
Câu chuyện Ông Yết Kiêu kể về một người có tài năng và sức khỏe phi thường của nước ta thời nhà Trần. Đó là một người tên là Yết Kiêu với khả năng bơi lội rất tài, có thể lặn sâu xuống dưới biển, và nín thở lâu hơn người khác. Với tài năng đó, ông đã vào kinh gặp vua, xin được góp sức mình vào công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước nước. Chỉ với một cái dùi sắt và một chiếc búa, Yết Kiêu đã hạ gục được hết chiến thuyền này đến chiến thuyền khác, khiến quân thù phải sợ hãi, bàng hoàng. Một lần nọ, Yết Kiêu bất cẩn bị giặc bắt được. Dù chúng đe dọa hay đưa ra những lợi ích để dụ dỗ thì đều không khiến ông lay chuyển ý chí. Cuối cùng, ông giả vờ quy thuận, rồi nhân lúc chúng vô ý nhảy xuống nước và bơi đi mất. Sau sự kiện lần đó, quân địch thấy nước Nam ta có quá nhiều người tài nên sinh lòng sợ hãi, cùng nhau quay tàu về nước. Câu chuyện Ông Yết Kiêu đã khắc họa một người anh hùng lịch sủ với tài năng hơn người và tinh thần yêu nước kiên định. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện này.
Đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào - Mẫu 4
Sau khi học xong bài “Ông Yết Kiêu”, em cảm thấy rất thích câu chuyện này. Ông Yết Kiêu là một vị tướng giỏi nhà Trần, đặc biệt là tài bơi lặn của ông. Kả năng bơi và lặn của ông giỏi tới mức người ta cứ tưởng ông đi lại trên đất liền. Có những lúc ông còn sống sáu, bảy ngày dưới nước mới lên mà không có vấn đề gì. Và cũng chính tài năng của ông đã giúp vua quan nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần xin vua tàu, bè, chỉ xin một cái dùi sắt và một chiếc búa. Sử dụng khả năng bơi lặn phi phàm của mình, ông đã ngụp lặn và đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh. Quân giặc vô cùng sợ hãi và cho người rình bắt ông. Ông Yết Kiêu còn thể hiện ý chí bất phục, dũng cảm mà trả lời một cách dõng dạc rằng đất nước ta cũng có hàng trăm nghìn người bơi lặn giỏi để dọa quân địch khiếp sợ. Nhân lúc chúng vô ý, ông nhảy xuống biển và trốn thoát. Câu chuyện về ông Yêt Kiêu khiến em cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, cũng như những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường bất khuất của đất nước Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là truyện "Ông Yết Kiêu". Truyện kể về Yết Kiêu, một trong những danh tướng nổi tiếng nổi tiếng với biệt tài bơi lội không ai sánh bằng. Năm ấy, giặc Nguyên Mông tràn sang nước ta, chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu đã xin tiên phong đi đánh giặc. Chàng chỉ xin vua nhà Trần cho mình vụ khí là một cái dùi sắt, một chiếc búa. Khi màn đêm buông xuống, Yết Kiêu vượt qua hàng lính bảo vệ thuyền giặc rồi nhẹ nhàng đục thuyền giặc. Mỗi thuyền chàng phải đục khoảng trên 20 lỗ, đục được lỗ nào lại phải dùng giẻ đã cuộn tròn và buộc dây đút lút lại. Những cuộn giẻ ấy đều được buộc lại với nhau bằng một sợi dây. Trong một đêm mà Yết Kiêu đục được khoảng 30 thuyền giặc. Đến gần sáng khi đục đủ số thuyền đã định, Yết Kiêu liền kéo dây khiến những nút giẻ trôi ra khỏi thuyền, khiến hàng chục thuyền giặc bị đắm. Hoàn thành nhiệm vụ, ông lại nhẹ nhàng bơi về địa điểm an toàn. Có lần, Yết Kiêu bị vây bắt ở bãi sông. Khi bị chúng tra khảo, Yết Kiêu cũng không hề nao núng mà thông minh đối đáp rằng nước Nam còn rất nhiều người có tài lặn giỏi khiến quân địch vô cùng sợ hãi. Bị giặc dụ dỗ, ông lừa chúng mất cảnh giác để nhảy xuống sông và trốn thoát. Tài năng, trí thông minh, sự dũng cảm không sợ hiểm nguy của Yết Kiêu khiến em cảm phục, yêu mến.
Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe.
Đề bài: Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Gạch dưới chủ ngữ của câu đó hay nhất chọn lọc từ những đoạn văn.
Đặt câu nói về bức tranh sau:
a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.
b) Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật.
c) Một câu nói về hoạt động của người.
b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?
Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.
Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Theo NGUYỄN THẾ HỘI
Đề bài: Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ.
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y (bác sĩ, được sĩ, lương y, y tá, điều dưỡng viên).
− 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Đề bài: Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sáng đi học.
Cấu tạo của bức thư
Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó?
Gợi ý:
a) Em viết thư thăm hỏi ai?
– Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).
– Thăm hỏi một người chưa quen (cô hoặc chú bộ đội, một thầy thuốc, một vận động viên, một nhạc sĩ, một bạn nhỏ cùng lứa tuổi với em).
b) Vì sao em viết thư cho người đó?
– Vì người đó mới có chuyện vui (hoặc chuyện buồn).
– Vì người đó mới viết thư cho em.
– Vì đã lâu em chưa gặp người đó.
Tìm chủ ngữ trong câu sau: Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.
Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?
a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.
Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG
b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.
Theo NGUYỄN VĂN BÌNH
c) Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
Theo TÔ HOÀI
Gợi ý:
(I) Cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
(2) Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
(3) Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
Theo em, vì sao bệnh nhân nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ."? Tìm các ý đúng:
a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.
b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.
c) Vì món quà ấy giúp bệnh nhân bồi bổ sức khoẻ.
d) Vì món quà ấy rất đắt tiền.