Đề bài: Hãy viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động. Gạch 1 gạch dưới các danh từ chung và gạch 2 gạch dưới các danh từ riêng trong đoạn văn.
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động (mẫu 1)
Đối với tôi, một tấm gương chăm chỉ mà tôi ngưỡng mộ nhất đó là tấm gương chăm chỉ của người hàng xóm, bạn tôi tên là My. Không giống như những gia đình mắc bệnh khác, gia đình My khá nghèo và sống trong điều kiện khó khăn. Mặc dù làm việc chăm chỉ, nhưng bạn ấy học hành chăm chỉ và xuất sắc ở trường và dũng cảm và nhanh nhẹn trong các công việc ở nhà. Bạn chưa bao giờ bị la mắng ở trường. Thành tích của bạn ấy hầu như luôn đứng đầu lớp. My từng nói bí quyết học tập là học mọi lúc mọi nơi, nhặt rau, nấu cơm,... My không bao giờ lấy bài tập về nhà làm lý do cho sự lười biếng trong học tập. Bạn nói bạn thích học, bạn thích đọc để mở rộng tầm nhìn. Em rất khâm phục bạn của em và học tập sự chăm chỉ, kiên nhẫn của bạn để đạt kết quả học tập cao.
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động (mẫu 2)
Bạn Trang của tôi là một tấm gương chăm chỉ mà ai cũng ngưỡng mộ. Nhà Trang là một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Bố anh là bộ đội ở đảo nên thường xuyên vắng nhà. Trang vừa học, vừa giúp mẹ bán hàng, làm việc nhà và chăm sóc các em. Tôi và bạn bè thường hay thấy Trang ngồi làm bài tập ở chiếc bàn nhỏ trong cửa hàng. Khi khách đến, họ bán hàng. Đôi khi anh ta vào và dụ tôi lên giường. Vì vậy, ngoài giờ học, Trang không có thời gian đi học thêm. Bạn ấy chủ yếu tự học ở nhà. Nhưng điểm của bạn ấy luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của lớp.
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động (mẫu 3)
Bạn Lan là người bạn thân nhất của em. Bạn là học sinh của trường Tiểu học Lương Thế Vinh. Lan vừa là một học sinh giỏi, vừa là tấm gương sáng trong lao động. Ở trên trường, Lan đều hăng hái tích cực xây dựng bài. Khi về nhà Lan lại phụ giúp bố mẹ những công việc nhà. Lan xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
- Danh từ riêng: Lan, Lương Thế Vinh
- Danh từ chung: bạn, học sinh, trường, tấm gương, bài, bố mẹ, công việc nhà, con, trò.
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động (mẫu 4)
Bố em là một người vô cùng chăm chỉ. Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo thuộc tỉnh Hải Dương, bố đã không ngừng nỗ lực vừa học vừa làm. Nhờ sự cố gắng ấy, bố trở thành người đầu tiên trong làng đỗ đại học. Nhìn vào tấm gương sáng ấy, em tự hứa sẽ rèn luyện thật tốt để được giỏi giang như bố.
- Danh từ chung: "bố", "làng quê", "đại học",...
- Danh từ riêng: "Hải Dương".
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động (mẫu 5)
Bạn Hiếu lớp em là một tấm gương như vậy, nhà của Hiếu rất nghèo, bố mất sớm chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cậu không nhụt chí mà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong học tập của mình. Vì gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp thì cậu bé thường giúp mẹ làm những công việc nhà như: quét dọn nhà cửa, nấu cơm, chăn trâu…mọi công việc đều được bạn làm một cách nhanh nhẹn và tươm tất. Ở trên lớp, Hiếu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất vào các hoạt động lao động, vệ sinh tập thể. Cậu bạn là một học sinh xuất sắc của lớp chúng em, tuy phải giúp mẹ làm những công việc nhà nhưng mỗi khi có thời gian rảnh thì Hiếu lại mang sách vở ra học, trên lớp cậu ấy cũng rất chú ý vào những bài giảng của thầy cô, hắng hái phát biểu bài, đặc biệt là bạn học của em luôn tranh thủ thời gian để học. Bởi vậy mà lực học của Hiếu vô cùng tốt, thời gian đầu khi chúng em còn chưa biết về hoàn cảnh khó khăn thì chúng em vẫn thường xuyên trêu đùa bạn là mọt sách.
Đoạn văn về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động (mẫu 6)
Ở trường em, mọi người đều biết đến Lâm một cậu học trò giỏi, đạt nhiều thành tích xuất sắc. Thế nhưng, mọi người ngưỡng mộ cậu ấy không chỉ vì như vậy, mà còn vì cậu ấy đã vượt lên những khó khăn vất vả, định kiến để đạt được điều mà ai cũng hằng ao ước. Lâm là con trai của một mái ấm gia đình nghèo và mồ côi cha. Một mình mẹ Lâm tần tảo làm ruộng để nuôi nấng con trai ăn học. Còn bản thân Lâm, khi sinh ra bị dị tật bẩm sinh, khiến ba ngón tay ở bàn tay phải bị dính chặt vào nhau. Điều đấy khiến cho Lâm không hề viết bài bằng tay phải và gặp nhiều khó khăn vất vả khi thao tác. Vì vậy, suốt bao năm đi học, không ai giật mình khi Lâm luôn là học viên giỏi của lớp. Thâm chí, năm lớp 3 Lâm còn đại diện thay mặt trường đi thi viết chữ đẹp cấp thành phố và đem về giải nhỉ Gianh Giá. Tình huống khó khăn vất vả, cùng thành tích học tập tốt, thái độ cần mẫn, kiên trì nên Lâm là học trò cưng của những thầy cô, luôn được ưu tiên trong mọi hoạt động giải trí. Em luôn tự hào và vui sướng khi được làm bạn với Lâm một học viên tuyệt vời. Chính cậu ấy là nguồn động lực thôi thúc em cố gắng nỗ lực hơn mỗi ngày.
Bác Hồ kính yêu của là tấm gương sáng ngời về chăm chỉ học tập, lao động hăng say suốt cả cuộc đời. Bác ra đi tìm đường cứu nước chỉ với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác tranh thủ học tiếng mọi lúc rảnh rỗi. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoài nữa. Cho đến những năm ngoài 70 tuổi, khi đã rất giỏi ngoại giữ và biết 9 thứ tiếng, người vẫn chăm chỉ học ngoại ngữ. Em rất kính trọng, ngưỡng mộ Người, và cũng tự hứa với bản thân sẽ chăm chỉ học tập noi theo gương Bác Hồ.
– Danh từ riêng: Bác Hồ
– Danh từ chung: tay, nước, báo,...
Bác Tiến – bảo vệ ở khu chung cư nhà em là một người vô cùng yêu lao động. Tuy đã cao nhưng bác vẫn nhất quyết muốn đi làm để được tiếp xúc với mọi người nhiều hơn. Những khi rảnh rỗi, em thường thấy bác cầm chổi quét sân, tưới nước cho cây, chơi với đám trẻ con,… Em nhớ nhất câu nói này của bác: Mình phải lao động thì mình mới thấy bản thân trẻ lại cháu ạ. Cũng nhờ sự nhiệt tình mà dân cư quanh đây ai cũng yêu quý bác.
– Danh từ riêng: Tiến
– Danh từ chung: bảo vệ, chung cư, tuổi,…
Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích.
– Danh từ riêng: Nguyễn Ngọc Ký
– Danh từ chung: thợ làm vườn, thầy giáo, tay, đôi chân, bài học, tấm gương.
Dì Na là một người thợ làm vườn chăm chỉ, luôn lao động hăng say. Chiều nào đi học về, em cũng thấy dì đang lúi húi ở vườn. Lúc thì cắt tỉa mấy cành khô, lúc thì tưới nước cho cây, lúc lại bón phân, nhổ cỏ. Nhờ có bàn tay chăm chỉ của dì, mà vườn hoa nhà dì lúc nào cũng tươi tốt, nở hoa rực rỡ.
– Danh từ riêng: Na
– Danh từ chung: thợ làm vườn, chiều, vườn, cành khô, cây, phân, cỏ, bàn tay, vườn hoa.
Đề bài: Viết đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, chơi đàn, luyện tập thể thao,...) của một người mà em biết hoặc được nghe kể.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn về quê hương em. Gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng trong đoạn văn đó.
Tìm danh từ trong các câu sau và xếp chúng thành hai nhóm: danh từ chung, danh từ riêng.
Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có tên rất ngộ: Thi Ca.
Tìm và xếp các danh từ trong đoạn văn sau đây vào nhóm thích hợp:
Buổi sáng, gà hàng xóm le te gáy. Những con lợn trong chuồng đã ủn ỉn đòi ăn. Trên mái nhà, những làn khói bếp lan nhẹ nhàng. Mọi người tập trung ở đầu làng. Đầu tiên là các cụ phụ lão. Các cụ đang trồng vải thiều dưới bãi. Rồi đến các anh chị vác quốc, vác vồ lũ lượt đi. Hôm nay chủ nhật, các bạn học sinh lớp 4B cũng ra đồng.
(Theo Tô Hoài)
Tìm danh từ trong câu sau:
Bố mẹ và chị xuống Phiêng Quảng làm ruộng. Hôm nay, A Lềnh chở ngô xuống cho bố mẹ.
Mỗi học sinh chuẩn bị câu đố bí mật theo 1 trong 2 cách:
a) Viết một đoạn văn (hoặc đoạn thơ) về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên). Đố là ai?
b) Viết một đoạn văn (hoặc chép một đoạn thơ, câu đố, câu hát) về một con vật chăm chỉ (giấu tên). Đố là con gì?
Đồng cỏ nở hoa
Bống là một cô bé có tài hội họa.
Người phát hiện ra điều này trước hết là bác Lan, chị gái của bố Bống. Thực ra, lúc đầu bác Lan chỉ thấy hơi là lạ, vì bé con mới học tiểu học mà sao nó lại mê vẽ thế. Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng hoàng tử.
Cái Bống rất hay vẽ, nhưng đáng chú ý hơn nữ là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bố Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.
Bác Lan đưa tranh của Bống cho ông họa sĩ Phan xem để hỏi ý kiến. Ông họa sĩ xem cả xấp tranh vẽ con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố, mẹ Bống thì tặc lưỡi trầm trồ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!”. Đoạn, ông nói: “Còn những bức nào nữa, cho ông xe vơi nào!”. Bống đưa cho ông cả tập tranh giấu trong cặp. Ông trố mắt, chỉ từng bức:
- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?
- Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.
- Thế là con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì?
- Là lưng con mèo. Ý cháu là … hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu!
(Theo Ma Văn Kháng)
Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống rất mê vẽ? Tìm các ý đúng:
a) Bống là một cô bé có tài hội họa.
b) Bống mới học tiểu học mà rất mê vẽ.
c) Bống vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe.
d) Bống vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu.
* Nội dung chính Lên rẫy:
Bài thơ viết về em bé cùng mế lên rẫy với niềm vui háo hức. Khi lên rẫy, em bé đã nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp của quê hương.
Lên rẫy
(Trích)
Em cùng mế lên rẫy
Gùi đung đưa, đung đưa
Con chó vàng quấn quýt
Theo bước chân nô đùa.
Kìa Mặt Trời mới ló
Trên đầu chị tre xanh
Sương giăng đèn ngọn cỏ
Tia nắng chuyền long lanh
Bao nhiêu ngày chăm học
Mong đợi đến cuối tuần
Được giúp mế làm rẫy
Xôn xao hoài bước chân.
Rẫy nhà em đẹp lắm
Bắp trổ cờ non xanh
Lúa làm duyên con gái
Suối lượn lờ vây quanh…
Rừng đẹp tựa bức tranh
Phong lan muôn sắc nở
Hoa chuối màu thắm đỏ
Giăng mắc như đèn lồng…
Đỗ Toàn Diện
Bài thơ ấy là lời của ai? Bạn ấy đi đâu?
Đề bài: Em hãy nêu ý kiến của mình về tính cách của nhân vật Cao Bá Quát trong câu chuyện Văn hay chữ tốt.
Vẻ đẹp của rẫy và khu rừng được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
Trao đổi về câu chuyện
a) Điều gì ở cậu bé Xtác-đi làm gì và nói gì khiến các bạn khâm phục?
b) Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?
Nội dung chính Bài văn tả cảnh: Câu chuyện kể lại bài văn tả cảnh của Bé. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, chăm chỉ của mình, Bé đã được 9 điểm và được ông khen. Bài văn của bé viết rất hay và chân thực cảnh đi làm đồng buổi sáng.
Văn bản: Bài văn tả cảnh
Ông hỏi:
- Cháu đi học sớm thế?
Bé thưa:
- Cháu có việc ở lớp ạ.
Bé chưa dám nói thật với ông là Bé phải ra đầu làng có việc, sợ ông cười. Nhưng hôm nay, tan học về, vừa treo túi sách lên cột, Bé đã khoe:
- Cháu được 9 điểm bài tập làm văn, ông ạ.
Rồi bé kể:
- Cháu mất công lắm đấy. Phải mấy buổi sáng đứng ở đầu làng để quan sát. Rồi cháu viết, cháu lại viết lại, cháu chữa, cháu…
Thấy Bé cứ rối rít, ông bảo:
- Điểm giỏi thế nào, cháu đọc ông nghe bài văn, ông mới biết được chứ.
- Cô giáo cháu cho đề bài: “Tả cảnh đi làm đồng buổi sáng”. Cháu đã viết thế này, ông nghe nhé:
Buổi sáng, gà hàng xóm le te gáy. Những con lợn trong chuồng đã ủn ỉn đòi ăn. Trên mái nhà, những làn khói bếp lan nhẹ nhàng.
Mọi người tập trung ở đầu làng. Đầu tiên là các cụ phụ lão. Các cụ đang trồng vải thiều dưới bãi. Rồi đến các anh chị vác quốc, vác vồ lũ lượt đi. Hôm nay chủ nhật, các bạn học sinh lớp 4B cũng ra đồng.
Cánh đồng làng em đang giữa vụ trồng bí. Muốn đến tháng Ba có hoa bí nở vàng rực rỡ và quả bí non để nấu canh thì bây giờ phải chăm vun xới rồi.
Chẳng mấy chốc, từ con đường bạch đàn thẳng tắp, từng đoàn người đã kéo xuống đồng. Tiếng nói chuyện, cười đùa ồn ã, át cả cái rét buốt. Một ngày lao động bắt đầu.
Nghe xong, ông cười khà khà:
- Sáng hôm ấy, có cả ông xuống bãi trồng vải thiều đấy. Cháu giỏi quá! Viết như hệt!
Được ông khen, Bé vui lắm.
(Theo Tô Hoài)
Vì sao mấy hôm trước Bé đi học sớm?
Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?