Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu. Viết tiếp để hoàn thành câu trả lời của em.
Top 10 bài Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu 2024 SIÊU HAY
Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu (mẫu 1)
Ông Yết Kiêu là người rất tài năng, không chỉ vậy ông còn có tình yêu nước sâu sắc, sẵn sàng chiến đấu vì dân tộc.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu (mẫu 2)
Ông Yết Kiêu là một người có trí dũng song toàn, không sợ giặc cũng như nhanh trí chỉ bằng một mình ông mà nước ta có thể chiến thắng quân địch
Ông Yết Kiêu là người có tài năng lặn nước, tài ứng đối phi thường. Không chỉ có tài, người biết đối đáp như Yết Kiêu đã giúp cho nước ta có thêm niềm tin về chiến thắng trong các trận chiến quân thù.
Ông Yết Kiêu là một vị anh hùng của dân tộc. Nhờ tài bơi lặn giỏi vượt trội mà ông đã giúp nước ta đánh đuổi được gặc ngoại xâm. Ông là một người trí dũng song toàn, một tấm gương sáng về lòng dũng cảm.
Qua bài đọc trên, em thấy Ông Yết Kiêu là một người có trí dũng song toàn, có tài bơi lội giỏi và nhờ tài của ông mà nước ta có thể chiến thắng quân địch.
* Nội dung chính Ông Yết Kiêu
Là một người tài năng phi thường, thêm cả tài ứng đối rảo hoạt, nắm thóp quân địch, Yết Kiêu đã giúp quân thù khiếp sợ về nước Nam ta. Cho thấy Việt Nam còn nhiều cơ hội và phần thắng trong các trận đánh giành độc lập dân tộc về sau nữa.
Ông Yết Kiêu
Thời nhà Trần có một người tên là Yết Kiêu, sức khoẻ phi thường. Đặc biệt, ông bơi lội rất tài. Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào của biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu bèn tìm đến, tâu vua rằng:
– Thần tuy tải hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ giặc vào bụng cả.
Vua hỏi:
– Nhà ngươi cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền bè?
– Tâu Bệ hạ, thần chỉ cần một cái dũi sắt, một chiếc búa – ông đáp.
Một mình ông lặn xuống biển, tìm đáy tàu giặc, đục thủng tàu. Tàu giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Quân giặc vô cùng sợ hãi.
Mãi về sau, giặc đem một cái ống nhòm thuỷ tinh có phép nhìn thấu qua nước, thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vỏ bằng sắt, nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Bắt được Yết Kiêu, giặc tra khảo ông:
- Nước Nam có bao nhiêu kẻ lặn được như ngươi?
Ông bảo chúng:
– Không kể những người đi lại dưới nước suốt mười ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không chở hết.
Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe nói nước Nam nhiều người có tài lặn nên đành phải quay tàu trở về, không dám quấy nhiễu nữa.
Theo VŨ NGUYÊN HÀNH
Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.
Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào?
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.
− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Đề bài
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau:
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Gợi ý:
Em thực hiện các việc 1, 2, 3 theo quy tắc Bàn tay:
Tìm một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.
LÊ HOÀNG
a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?
Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.
Hãy nói cảm nghĩ của em về một nhân vật có tài trong những câu chuyện em đã học hoặc đã nghe.
Gợi ý về nội dung trình bày, trao đổi
Nhớ lại những câu chuyện em đã đọc, đã nghe:
– Những câu chuyện đã học trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một”: “Văn hay chữ tốt”, “Đồng cỏ nở hoa”, “Cô bé ham đọc sách", "Theo đuổi ước mơ”, “Ông Yết Kiêu".
– Những câu chuyện khác em đã đọc, đã nghe.
* Nội dung chính Ba nàng công chúa
Không chỉ nam nhi, nữ nhi cũng có những tài năng, những đóng góp không hề nhỏ, làm nên thành công trong các trận chiến. Bằng sức mình, họ đã góp phần giúp cho chiến tranh đi xa, hoà bình nhanh chóng trở lại.
Ba nàng công chúa
Vua San-ta có ba nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang. Năm ấy, đất nước có giặc ngoại xâm mà vua tuổi đã cao, sức đã yếu. Ba nàng công chúa cùng nhau đến xin vua cha cho ra trận nhưng đức vua khoát tay, bảo:
– Các con mảnh mai như thế thì làm được gì nào?
Ba nàng công chúa lẳng lặng từ biệt cha. Đến nơi bị giặc bao vây, công
chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo.
Đêm xuống, công chúa út thay chị kể chuyện cho lĩnh giặc nghe. Đó là chuyện mẹ già tựa cửa mong con; người vợ, người con vắng chồng, vắng cha đang lam lũ, vất vả nơi quê nhà,... Câu chuyện của nàng khiến toàn bộ lĩnh giặc muốn lập tức trở về quê hương.
Hôm sau, tướng giặc đành đầu hàng và xin đức vua cấp thêm ngựa xe, lương thực để chúng rút quân. Nhưng kho lương đã cạn, ngựa cũng đã chết gần hết. Biết làm sao đây!
Lúc đó, công chúa hai vung bút vẽ hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau. Nàng chấm bút vào mắt từng con ngựa. Lập tức, cả đoàn ngựa hí vang, những cỗ xe lương thực lăn bánh trước con mắt kinh ngạc của mọi người.
Tiếng đồn về ba nàng công chúa bay đi rất xa. Đức vua rất tự hào về ba cô
con gái, còn các vương quốc láng giềng thì từ đó sống với nhau rất thân ái,
chan hoà.
Theo THU HẰNG
Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.
Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?
Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:
a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên
ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
NGỌC THẮNG
b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.
Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN