Đề bài: Giới thiệu một câu chuyện đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe.
Top 10 bài Giới thiệu một câu chuyện đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe 2024 SIÊU HAY
Giới thiệu một câu chuyện đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe - Mẫu 1
Câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhờ nhà, cho cơm cháo, chữa trị cho. Dẫu bệnh có dầm dề máu ủ nhưng ngài ko hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa khỏe mạnh rồi mới đi.Cứ như vậy, trên giường ko lúc nào vắng bệnh nhân.
Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát, bệnh tật ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được mọi người cảm tạ.
Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:
– Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.
Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:
-Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.
Ngài nói:
- Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ trong từng khoảnh khắc. Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến chữa cho bậc quý nhân đó.
Quan Trung sứ tức giận nói:
– Phận làm tôi sao được nói như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà ko cứu tính mạng mình sao?
Ngài đáp:
– Tôi có mắc lỗi, chả biết làm gì. Nếu người kia ko được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tôi xin chịu tội.
Nói xong ngài đi cứu người kia. Họ quả được sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.
Vương mừng nói:
Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót nhân dân của ta.
Về sau, quan cháu ngài làm nghề lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới 2, 3 vị. Người đời khen ngợi họ ko để sút sa nghiệp nhà.
Giới thiệu một câu chuyện đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe - Mẫu 2
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất.
Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.
Bài thơ Áo trắng ngành y
Đã bao lần em thao thức thâu đêm
Trăn trở nghĩ suy từng căn bệnh nặng
Có đầy vơi những chiến công thầm lặng
Có ngậm ngùi đau xót nghẹn con tim
Nhẫn nại, ân cần, đằm thắm là em
Nhẹ gót chân dõi theo từng hơi thở
Cho bình minh thêm niềm vui ấp ủ
Cho cuộc đời vơi bớt nỗi ưu tư.
Chiến công em nối tiếp suốt cuộc đời
Màu áo trắng với tấm lòng trong trắng
Vẫn âm thầm bao niềm vui thầm lặng
Bởi em – “Mẹ hiền” cao quý ngành y.
Bài thơ 3 phút - nửa giờ
Tác giả: Sưu tầm
Nửa phút tỉnh giấc, nửa phút ngồi
Nửa phút đứng dậy thế rồi mới đi
Người già phòng choáng hiểm nguy
Mỗi lần ngủ dậy vội gì mà nhanh
Sáng mai đi bộ , dưỡng sinh
Nửa giờ vận động mạch tim điều hoà
Nửa giờ ngủ trưa để mà
Tinh thần minh mẫn cho ta khoẻ người
Buổi chiều cũng nhớ dạo chơi
Nửa giờ đi bộ ai ơi thực hành.
Bài thơ Ông bác sĩ
Tác giả: Nguyễn Lãm Thắng
Áo quần ông trắng
Mũ cũng trắng tinh
Ông cười tươi tắn
Rất đỗi thiện tình.
Ông săn sóc bệnh
Ân cần hỏi han
Thuốc ông mang đến
Vết thương chóng lành.
Mũi tiêm ông chích
Nhẹ nhàng không đau
Tay ông bắt mạch
Ấm êm thế nào!
Ơi ông bác sĩ
Ông như mẹ hiền
Cứu người khỏi bệnh
Ông là ông tiên.
Đề bài: Viết đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào?
Đề bài: Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Gạch dưới chủ ngữ của câu đó hay nhất chọn lọc từ những đoạn văn.
Đặt câu nói về bức tranh sau:
a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.
b) Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật.
c) Một câu nói về hoạt động của người.
b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?
Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.
Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Theo NGUYỄN THẾ HỘI
Đề bài: Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ.
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y (bác sĩ, được sĩ, lương y, y tá, điều dưỡng viên).
− 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Đề bài: Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ Buổi sáng đi học.
Cấu tạo của bức thư
Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó?
Gợi ý:
a) Em viết thư thăm hỏi ai?
– Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).
– Thăm hỏi một người chưa quen (cô hoặc chú bộ đội, một thầy thuốc, một vận động viên, một nhạc sĩ, một bạn nhỏ cùng lứa tuổi với em).
b) Vì sao em viết thư cho người đó?
– Vì người đó mới có chuyện vui (hoặc chuyện buồn).
– Vì người đó mới viết thư cho em.
– Vì đã lâu em chưa gặp người đó.
Tìm chủ ngữ trong câu sau: Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.
Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?
a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.
Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG
b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.
Theo NGUYỄN VĂN BÌNH
c) Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
Theo TÔ HOÀI
Gợi ý:
(I) Cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
(2) Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
(3) Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).
Theo em, vì sao bệnh nhân nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ."? Tìm các ý đúng:
a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.
b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.
c) Vì món quà ấy giúp bệnh nhân bồi bổ sức khoẻ.
d) Vì món quà ấy rất đắt tiền.