Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
- Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:
+ Luôn giữ chữ “tín”.
+ Thực hiện đúng những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh.
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên…
+ Tuân thủ pháp luật; tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:
+ Gian dối, bội tín trong kinh doanh.
+ Không thực hiện những nghĩa vụ và cam kết với khách hàng.
+ Dùng các hóa chất, phụ gia độc hại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm nhằm thu lợi nhuận cao.
+ Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: thông đồng với nhau để bán hạ giá, bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,…
+ Không đảm bảo tiền lương và chế độ đãi ngộ cho người lao động; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động; phân biệt đối xử giữa các nhân viên,…
+ Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, như: trốn thuế; sản xuất hàng quốc cấm; làm ô nhiễm môi trường…
Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?
A. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng.
B. Khi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh thì lợi ích của doanh nghiệp sẽ thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
C. Chỉ cần chủ doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, còn người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp thì không cần.
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tình huống: Lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường. Gia đình bạn B cũng có cửa hàng kinh doanh thực phẩm và cũng định tăng giá bán để kiếm lời.
Nếu là B, em sẽ vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh như thế nào?
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp chế biến nông sản H cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Không những thế, doanh nghiệp này còn xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?
Em hãy sưu tầm và chia sẻ về một tấm gương có đạo đức trong kinh doanh.
Em hãy liệt kê các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh được đề cập ở mỗi hình ảnh và trường hợp trên.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến dưới đây? Em hãy liệt kê các biện pháp để thực hiện đạo đức kinh doanh.
Ý kiến: Lợi nhuận có thể làm cho người kinh doanh trở nên mù quáng, vô trách nhiệm bằng cách che giấu các hành vi phạm pháp luật của mình. Vì vậy, để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao.
Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
Theo em, với những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Theo em, việc làm của các chủ thể đó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội?
Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.
Tình huống: Lợi dụng tình hình mưa lũ dài ngày, nhiều cửa hàng thực phẩm đã tăng giá bán các mặt hàng lên gấp hai lần giá bình thường. Gia đình bạn B cũng có cửa hàng kinh doanh thực phẩm và cũng định tăng giá bán để kiếm lời.
Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể kinh doanh trong tình huống trên.
Em hãy cho biết hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây là thực hiện đạo đức kinh doanh hay vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì sao?
A. Khi khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm, nhân viên của Công ty X có thái độ phục vụ tiêu cực.
B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách để ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.
D. Cửa hàng kinh doanh của anh X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ.
E. Công ty T tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Em hãy tìm kiếm các thông tin /hình ảnh/video về các hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể được nhắc đến ở thông tin và trường hợp trên.