Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nói về kinh nghiệm của cha ông trong trồng trọt. Theo đó, để cây sinh trưởng, phát triển mạnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần phải đảm bảo đủ bốn yếu tố sau:
- Nước: Nước là yếu tố quan trọng nhất vì nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và tham gia vào hầu hết hoạt động sinh lí của cây. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt cần phải cung cấp đủ nước cho cây trồng.
- Phân: Phân là yếu tố quan trọng thứ hai. Phân sẽ là nguồn chất dinh dưỡng bổ sung cho đất, đảm bảo cho cây có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Cần: Cần là sự cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc tưới nước, xới đất, chống hạn, chống úng,… hợp lí (kĩ thuật chăm sóc) tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cây sinh trưởng, phát triển.
- Giống: Giống là yếu tố quan trọng thứ tư. Giống quy định năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt kết hợp với việc cung cấp đủ nước, đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao.
Quan sát Hình 29.1, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.
Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích?
- Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới, làm cho đất tơi, xốp?
- Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?
Dựa vào Hình 29.3, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao vào những ngày nắng nóng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?
b) Nhờ lực hút hay lực đẩy mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất được vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng?
c) Nếu cây không thoát hơi nước thì cây có lấy được khí carbon dioxide không? Vì sao?
d) Em hãy cho biết những vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây?
Quan sát Hình 29.2, em hãy cho biết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
Hãy cho biết các chất có trong thành phần của dịch mạch gỗ và dịch mạch rây?
Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?
Các giai đoạn nào sau đây cần tưới nhiều nước cho cây? Giải thích?
a) Cây chuẩn bị ra hoa.
b) Cây ở thời kì thu hoạch quả.
c) Cây đâm chồi, đẻ nhánh.
Trong tổng lượng nước mà rễ cây hấp thụ vào chỉ có một lượng rất nhỏ được cây sử dụng, phần lớn lượng nước sẽ bị mất đi do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là một “tai họa” đối với cây trong điều kiện môi trường khô hạn. Tại sao quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này?
Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát Hình 29.4, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng?
Để đảm bảo bón phân hợp lí cho cây trồng, cần phải tuân theo nguyên tắc gì?
Vì sao khi đem cây đi trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?
Điều gì sẽ xảy ra nếu:
a) Bón phân không đủ.
b) Bón phân quá nhiều.
Em hãy dự đoán khả năng phát triển của các loài thực vật sau đây ở mức độ: bình thường (+), bị héo hoặc có thể chết (-). Giải thích.