Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?
Em đã đọc, đã nghe câu chuyện Người ăn xin, Sự tích hồ Ba Bể nới về lòng nhân hậu, câu chuyện Ba lưỡi rìu nói về lòng trung thực.
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó.
Dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng làm gì? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Đánh dấu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b) Đánh dấu những từ ngữ được trích nguyên văn.
c) Đánh dấu tên tờ báo
d) Đánh dấu tên bộ phim
Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Ngỡ ngàng một giây, chú đã nhận ra đồng đội. Đứa vừa quát thộp túi ngực chú bé, moi lấy điếu thuốc rồi ù té chạy. Chú bé vờ quệt nước mắt, xoay người lại phía sau. Một gã đàn ông loẻo khoẻo, đeo kính râm to gần kín mặt đang lững thững bước tới...
Theo em, người đàn ông xuất hiện ở cuối câu chuyện là ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Một đồng đội của người đàn ông mua báo.
b) Một người dân qua đường.
c) Một đồng đội của hai chú bé.
d) Kẻ địch.
Theo em, điếu thuốc lá mà ông khách đánh rơi và tờ báo bán cho khách chứa bí mật gì? Đánh dấu ü vào ô trống trước các ý đúng:
Điếu thuốc giấu nhiệm vụ mà cấp chỉ huy giao cho đội tình báo thiếu niên.
Điếu thuốc giấu tài liệu mà đội tình báo thiếu niên gửi cho cấp chỉ huy.
Tờ báo giấu nhiệm vụ mà cấp chỉ huy giao cho đội tình báo thiếu niên.
Tờ báo giấu tài liệu mà đội tình báo thiếu niên gửi cho cấp chỉ huy.
Chú bé bán báo trong bài đọc làm nhiệm vụ gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Chú bé bán báo làm nhiệm vụ liên lạc (giao liên) cho cán bộ ta.
b) Chú bé bán báo làm nhiệm vụ bán báo “Ngày Mới” cho cách mạng.
c) Chú bé bán báo làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động của quân địch.
d) Chú bé bán báo làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, bộ đội ta.
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
a) Bằng ……………………bạn Tuấn đã đạt được những kết quả học tập xuất sắc.
b) Với …………………… bạn Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi đội trưởng
c) …………………… một giọng ca mượt mà và tình cảm, bạn Lan đã chinh phục được tất cả khán giả.
d) …………………… óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo. người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
Điền trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây để giải thích:
Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?
Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng ………………………………… chúng thường dùng cái mũi và cái mềm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.
(Trạng ngữ: Để tìm kiếm thức ăn, Để mài cho xương mòn đi)
Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?
Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu…………………………………chuột phải gặm các vật cứng.
(Trạng ngữ: Để khỏi vướng víu, Để mài cho rằng mòn đi)
Gạch dưới các từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu sau:
a) (Vì, nhờ, tại) rét, rặng xoan năm nay chậm nảy lộc.
b) (Vì, nhờ, tại) nắng ấm, vườn đào nở hoa tưng bừng.
Hình ảnh ánh nắng và làn khói bếp tô điểm thêm cho bức tranh chơi tam cúc như thế nào? Đánh dấu ü vào ô trống trước các ý đúng:
Hình ảnh ánh nắng làm cho nhân vật bé Giang thêm ngộ nghĩnh.
Hình ảnh ánh nắng làm cho bức tranh thêm sáng và ngộ nghĩnh.
Hình ảnh làn khói bếp làm cho nhân vật mèo khoang giống như thật.
Hình ảnh làn khói bếp tạo không khí ấm cúng, thân mật.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
© 2021 Vietjack. All Rights Reserved.