Em cùng các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức” kể về những tình huống gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống: Các thành viên của mỗi đội lần lượt lên kể, nhóm nào kể được nhiều tình huống hơn sẽ thắng cuộc.
Các tình huống gây căng thẳng:
- Cãi nhau với bạn bè, người thân.
- Áp lực thi cử, điểm số
- Sự kì vọng của bố mẹ về việc học tập
- Gia đình có mâu thuẫn giữa bố mẹ, anh chị, chú bác,….
- Căng thẳng do bị điểm kém
- Căng thẳng do tuổi dậy thi
- Căng thẳng do bị dọa đánh, do bạo lực học đường.
Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực nếu vẫn gặp những tình huống đó.
Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong các trường hợp trên.
b) Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?
Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:
a) Mình không thể chấp nhận được lỗi lầm đó.
b) Chẳng ai quan tâm đến mình.
c) Bạn bè không thích chơi với mình.
d) Mình làm gì cũng thất bại.
e) Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp a) Gần đến kì kiếm tra, N thấy quá nhiều bài tập mà không có đủ thời gian để hoàn thành nên rất căng thẳng. Bạn thấy lo âu, đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể N bị suy nhược.
Trường hợp b) Bố mẹ M dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. M cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mối khi như vậy, M lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút.
- Biểu hiện nào cho thấy hai bạn N và M đang bị căng thẳng?
- Nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn là gì? Nêu hậu quả của việc căng thẳng đó.
- Theo em, N và M nên làm gì để thoát khỏi trường hợp căng thẳng đó?
Em hãy chia sẻ một lần em bị căng thẳng. Khi đó, em đã làm gì?
Tập thở:
Khi căng thẳng, sợ hãi, em có thể tập trung vào hơi thở của mình để giúp bản thân bình tĩnh lại và xử lý tình huống một cách tỉnh táo.
Em hãy ghi lại cảm xúc, cảm nhận cơ thể của mình trước và sau khi thực hiện bài tập này.
- Ngồi trên ghế, thẳng lưng, thả lỏng cơ bắp, hai bàn chân vuông góc trên mặt đất, tay đặt trên đùi.
- Hít vào bằng mũi tối đa để mở rộng lồng ngực, sau đó thở ra từ từ bằng miệng, môi mím giống như thổi sáo.
- Hít vào nhẹ nhàng và đếm trong đầu chậm 1 – 2, đến 2 thì thở ra, đếm trong đầu chậm 1, 2, 3, 4. Có nghĩa là thời gian thở ra dài gấp đôi so với thời gian hít vào.
- Khi hít thở, không cần gắng sức quá nhiều mà chỉ cần hít sâu vừa sức và thở ra vừa sức.
- Lặp đi lặp lại như vậy trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một vở kịch ngắn về tâm lí căng thẳng của học sinh và cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.
Em hãy quan sát các tranh dưới dây và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.
b) Theo em, ngoài các tình huống đã nêu, còn có những tình huống nào khác gây tâm lý căng thẳng cho học sinh?
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
a) Cách ứng phó của các bạn trong tình hướng căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?
b) Em hãy kể thêm những cách khác để ứng phó tích cực với tình huống căng thẳng.
Hãy nêu biểu hiện của cơ thể trong mỗi bức tranh. Theo em, cơ thể thường có những biểu hiện gì khi bị căng thẳng. Em hãy sắp xếp những biểu hiện đó vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.