Dựa vào thông tin mục 2 và hình 1.1, hãy:
1/ Cho biết các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam
2/ Mô tả hình dạng lãnh thổ trên đất liền của nước ta.
Yêu cầu số 1: Các quốc gia và biển tiếp giáp với phần đất liền của Việt Nam
- Trên đất liền:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào, Campuchia.
- Trên biển: vùng biển Việt Nam giáp với các nước như: Trung Quốc, Philippin, Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
Yêu cầu số 2: Mô tả hình dạng lãnh thổ trên đất liền của nước ta
- Vùng đất liền của Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo đảo trên Biển Đông
+ Tổng diện tích lãnh thổ là 331.212 km².
+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 1400 km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).
+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 1.1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất ở nước ta.
Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
Quan sát hình 1.1 dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.