- Đọc trước bài thơ Mây và sóng, tìm hiểu thêm về nhà thơ Ra-bin-đra-nát Ta-go (Rabindranath Tagore).
- Nhớ lại những trò chơi với mẹ hoặc người thân trong gia đình khi em còn nhỏ và chia sẻ với bạn bè về cảm xúc của mình khi chơi những trò chơi đó.
- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:
+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…
+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...
+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...
+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn, ...
+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.
- Trò chơi hồi nhỏ: cả nhà quây quần bên bếp lửa trong trời đông và chơi oẳn tù tì, cảm xúc lúc đó rất vui vì cha mẹ luôn nhường cho các con thắng.
Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại thú vị và hay hơn?
Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia?
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì về tình mẫu tử?
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm như thế nào? Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện điều gì?
Những hình ảnh thiên nhiên nào được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ?
Bài thơ có thể chia làm hai phần (phần 1: từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm": phần 2: còn lại). Em hãy chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau của hai phần đó về số dòng, hình ảnh, cách tổ chức mỗi phần.
Về hình thức, văn bản Mây và sóng có gì khác so với các văn bản thì em đã học ở Bài 2? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,...)?
* Nội dung chính: Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.Qua đó thể hiện tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ.
Chú ý sự tưởng tượng của em bé và các hình ảnh đẹp trong đoạn thơ.
Chú ý lời nói của em bé sau lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng".