Đọc thuộc lòng và diễn cảm một số bài thơ đã học ở một trong các bài: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại những văn bản mà mình đã đọc hoặc đã học và tóm tắt trước lớp
Trả lời:
Nhớ lại và đọc diễn cảm bài thơ Ngàn sao làm việc
Bóng chiều tỏa ra nhanh
Trên các bờ bụi rậm
Đồng quê đang xanh thẫm
Bỗng chốc trở tối mò
Trâu tôi đã ăn no
Bước giữa trời yên tĩnh
Trâu tôi đi đủng đỉnh
Như bước giữa ngàn sao
Sông Ngân hà nao nao
Chảy giữa trời lồng lộng
Sao Thần Nông tỏa rộng
Một chiếc vó bằng vàng
Đón những sao dọc ngang
Như tôm cả bơi lội
Phía đông nam rời rợi
Ai đặt một chiếc nơm
Rờ rỡ ngôi sao Hôm
Như đuốc đèn soi cá
Bên trời đang rộn rã
Cả nhóm Đại Hùng Tinh
Buông gàu bên sống Ngân
Suốt đêm lo tát nước...
Ngàn sao vui làm việc
Mải đến lúc hừng đông
Phe phẩy chiếc quạt hồng
Báo ngày lên, về nghỉ
Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ?
Viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên
Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ nào?
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong từ ngữ in đậm sau đây: “tôi yêu đất nước này áo rách”?
A. Nhân hoá
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em những liên tưởng gì về đất nước, con người Việt Nam?
Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.
Cách trình bày các dòng thơ trong đoạn trích có gì đặc biệt?
A. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các dòng thơ
B. Không viết hoa tên riêng trong các dòng thơ
C. Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu
D. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cuối dòng thơ