Đọc thông tin và quan sát hình 3.5, trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
- Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ngay từ đầu gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân bản xứ. Các vương triều cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đánh bại.
- Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Tại In-đô-nê-xi-a: Vào thế kỉ XVII, Tơ-ru-nô Giô-giô kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tại đảo Gia-va.
+ Tại Phi-líp-pin: từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là: khởi nghĩa ở đảo Bô-hô, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hô (thế kỉ XVIII).
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp bằng vũ lực.
Vẽ sơ đồ tư duy về quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
Vậy quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á biến đổi ra sao? Nhân dân các nước Đông Nam Á đã tiến hành đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây như thế nào?
Sưu tầm tư liệu về quá trình xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào Đông Nam Á. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Dựa vào thông tin và các hình trong mục I, trình bày quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á.
Cho biết nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Giải thích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của các nước ở Đông Nam Á.