Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là
A. Núi và cao nguyên xen bồn địa
B. Đồng bằng và đồi núi thấp
C. Núi cao và sơn nguyên đồ sộ
D. Núi và đồng bằng châu thổ
Đáp án B
Phần phía đông có phân tầng địa hình dưới 1500 m, nhiều đồng bằng có độ cao dưới 200m. Như vậy, địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là đồng bằng và đồi núi thấp
Lý thuyết địa hình và đất ở Trung Quốc:
♦ Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.
- Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp.
+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.
+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400 m, chủ yếu là đất feralit, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.
- Miền Tây:
+ Là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ (Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn,...), cao nguyên (Tây Tạng, Vân Quý,...),bồn địa (Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ, Tuốc-phan,..) và hoang mạc (Tác-la Ma-can, Gô-bi,...).
+ Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh;
+ Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.
=> Không thuận lợi cho sản xuất, một số nơi có thể trồng rừng và trên các cao nguyên có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở ven biển duyên hải Thái Bình Dương vì
Nền kinh tế Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và phát triển đi lên là nhờ
Nêu những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi gia nhập ASEAN
Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN MỘT SỐ KHU VỰC Ở CHÂU Á
Căn cứ vào bảng số liệu, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình du lịch ở một số khu vực của châu Á?
Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là
Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng nào dưới đây