Đề bài: Viết đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Trang trí hoặc vẽ tranh minh hoạ cho bài viết.
Top 10 bài Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến 2024 SIÊU HAY
Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến - Mẫu 1
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đang ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến - Mẫu 2
Chú Lâm là hàng xóm của gia đình em. Chú năm nay ba mươi tư tuổi. Chú là một chiến sĩ cảnh sát. Mỗi khi nhìn thấy chú mặc bộ cảnh phục màu xanh, em cảm thấy rất ngưỡng mộ chú. Bởi ước mơ của em là trở thành một chiến sĩ cảnh sát. Hàng ngày, công việc của chú rất bận rộn.Nhưng chiều chủ nhật hàng tuần, chú đều dành thời gian dạy võ cho em. Với em, chú Lâm giống như một người bạn vậy.
Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến - Mẫu 3
Chị Hạnh là hàng xóm của em. Năm nay, chị hai mươi tuổi. Hiện tại, chị là một sinh viên. Chị học rất giỏi, lại ngoan ngoãn. Mọi người trong xóm rất quý mến chị. Em thường sang nhà chị chơi. Những lúc đó, em còn được chị dạy đánh đàn. Chị Hạnh cũng rất khéo tay. Những món ăn do chị nấu rất ngon. Chị cũng có rất nhiều sách truyện hay. Em hay sang nhà mượn chị sách về đọc. Em rất quý mến chị Hạnh.
Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến - Mẫu 4
Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp. Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà em.
Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến - Mẫu 5
Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp. Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà em.
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đang ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột già máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em quý mến - Mẫu 9
Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp 12 với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng ngồi học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con một thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan ngoãn, hiền lành và dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: “Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rất bình thường, không đua đòi lêu lổng, lại chăm học nữa. Con nên học ở Hoàng những đức tính ấy!”. Những gì ba tôi nói về anh Hoàng, tôi đều khẳng định được cả. Chưa bao giờ tôi thấy anh cầm một điếu thuốc hay uống một ly rượu. Anh đến nhà tôi thường là cầm những cuốn sách, tập vở để học, thỉnh thoảng mới rủ anh tôi đi dạo mát quanh vườn một lát, rồi cả hai anh lại ngồi vào bàn, cắm cúi học bài. Tuần nào, anh cũng mua cho tôi một cuốn “Khăn quàng đỏ” và dặn tôi đọc những mẩu chuyện trong đó để kể cho anh nghe. Tôi quý mến anh Hoàng như anh Trung của tôi vậy.
Ngay sát nhà em là nhà bác Hòa. Bác Hòa là hàng xóm thân thiết nhất của gia đình em. Năm nay, bác bốn mươi tuổi. Bác là giáo viên trường trung học cơ sở Cát Linh. Có lần đi xa về, bác cho em quyển truyện. Tuy món quà nhỏ nhưng đó là quyển truyện hay nhất mà em từng đọc. Bác có dáng người cân đối, da ngăm đen, khuôn mặt đôn hậu. Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng, bác kể chuyện cho chúng em nghe. Có lần, lúc sang nhà bác chơi chẳng may em làm vỡ lọ hoa. Em xin lỗi bác nhưng bác không trách em mà căn dặn: “Lần sau cháu phải cẩn thận hơn nhé”. Bác quả là người nhân hậu. Em coi bác như người thân trong gia đình.
Cô Thu Hồng là người hàng xóm mà em rất yêu quý. Năm nay, cô đã ngoài ba mươi tuổi. Cô là một kĩ sư nông nghiệp. Hằng ngày cô luôn bận rộn với công việc nghiên cứu “giống cây trồng, vật nuôi”. Cô đã giúp bà con ở quê em cách trồng trọt, cách chăn nuôi tăng năng suất. Gia đình em rất quý mến cô, trân trọng việc làm của cô. Đối với gia đình em, cô rất gần gũi và thân thiện, cô còn quan tâm đến việc học của em. Cô thường khuyên em phải chăm lo học tập vâng lời thầy cô và bố mẹ. Em rất biết ơn cô, em xem cô như người thân trong gia đình của mình
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc vàng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em. Bác Hà năm nay đã ngoài năm mươi tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ. Bác cũng rất quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.
Bà Lan ở gần là hàng xóm của nhà em bà tầm khoảng năm mươi tuổi. Bà Lan thường sang nhà em và cho em quà. Cả xóm khu em ai cũng yêu quý bà vì bà rất tốt bụng. Từ ngày trẻ bà đã đi làm từ thiện rất nhiều, bà còn nhận nuôi ba em nhỏ. Em rất thích sang nhà bà chơi. Bà thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà còn nhắc em đi học sớm và ngoan ngoãn nghe cô giảng bài. Bà Lan như người thân trong gia đình em. Mỗi khi trung thu ngôi nhà của bà Lan lại đầy tiếng cười. Cả xóm em ai cũng yêu mến bà Lan vì bà hiền lành và tốt bụng. Bà Lan là người hàng xóm mà em quý mến nhất.
Cô Lan là người hàng xóm rất thân thiết với gia đình của em, năm nay cô khoảng ba mươi tuổi. Cô là giáo viên ở trường Tiểu học. Khuôn mặt cô tròn trông thật phúc hậu. Hằng ngày với bà con làng xóm, cô thật gần gũi và giàu lòng thương người. Những lúc rảnh rỗi, cô thường sang nhà trò chuyện cùng bố mẹ em thật là thân mật. Khi hàng xóm có công việc gì cần giúp đỡ thì cô đều rất vui vẻ làm giúp. Thỉnh thoảng vào mùa hè cô còn cho hai anh em em đi tắm bể bơi cùng con của cô. Sống cùng khu phố em luôn mong muốn có nhiều người hàng xóm tốt bụng như cô để lúc nào khu phố cũng rộn vang tiếng cười.
Đề bài: Dựa vào vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai, hãy viết đoạn văn về một em bé trong vở kịch đó theo tưởng tượng của em.
Tìm tính từ trong hai khổ thơ sau:
Giàn gấc đan lá
Xanh một khoảng trời
Gió về gió quạt
Mát chỗ em ngồi...
Trái gấc xinh xinh
Chín vàng nắng đỏ
Bao nhiêu Mặt Trời
Ngủ say trong đó.
ĐẶNG VƯƠNG HƯNG
Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai", hãy viết đoạn văn về một em bé trong vở kịch đó theo tưởng tượng của em.
Lưu ý:
– Em viết theo dàn ý đã lập ở tiết học trước nhưng có thể thay đổi, bổ sung một số ý nhỏ hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho
phù hợp hơn.
– Chú ý viết câu văn có hình ảnh và các chi tiết tưởng tượng.
- Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...
Đề bài: Viết đoạn văn kể về một việc tốt em đã làm để giúp đỡ hàng xóm của em. Trang trí hoặc vẽ tranh minh hoạ cho bài viết.
Đề bài: Giới thiệu 1 câu chuyện đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng, làng xóm.
Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”, hãy viết một đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
Đặt một câu tả một cây hoa (hoặc một đồ vật, con vật,...). Cho biết trong câu đó, từ nào là tính từ, tính từ ấy miêu tả đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động, trạng thái,... nào.
Đề bài: Tưởng tượng em là Thuận hoặc Liên trong câu chuyện trên. Hãy ghi lại sự việc diễn ra vào sáng thứ Sáu bằng 4 – 5 dòng nhật kí.
Em tán thành những cách ứng xử nào dưới đây giữa hàng xóm, láng giềng?
a) Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.
b) Thương người như thể thương thân.
c) Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.
d) Một điều nhịn, chín điều lành.
e) Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
g) Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Dựa vào vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai", hãy viết một đoạn văn về vương quốc đó theo tưởng tượng của em.
* Nội dung chính Anh đom đóm
Đom đóm với đặc tính cần mẫn, như một chiếc đèn soi rọi vào những cuộc sống, những công việc về đêm của các loài vật.
Anh đom đóm
(Trích)
Mặt Trời gác núi
Bóng tối lan dần,
Anh đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.
Theo làn gió mát
Anh đi rất êm,
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ...
Tiếng chị cò bợ
“Ru hỡi ru hời!
Hỡi bé tôi ơi,
Ngủ cho ngon giấc!"...
Ngoài sông thím vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh Sao Hôm
Long lanh đầy nước.
Từng bước, từng bước
Vung ngọn đèn lồng
Anh đóm quay vòng
Như sao bùng nở...
Gà đâu rộn rịp
Gáy sáng đằng đông,
Tắt ngọn đèn lồng
Đóm lui về nghỉ.
VÕ QUẢNG
Đêm đêm, anh đom đóm làm công việc gì?
* Nội dung chính Trời mưa
Sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau là cần thiết trong cuộc sống. Đó là cơ sở để gây dựng một cộng đồng đoàn kết, thân thiện và cùng nhau phát triển.
Trời mưa
Bác Lợi đang làm việc ở cơ quan, bỗng trời tối sầm lại, mây đen kéo đến, rồi mưa đổ xuống như trút. Bác sực nhớ ở nhà có chiếc chăn dạ, hai cái áo len phơi ngoài sân. Trước khi đi làm, bác lại quên nhờ Tuấn ở nhà bên cạnh để ý hộ. Cả nhà bác hôm nay đi vắng. Cơ quan ở xa quá, bác đành chịu. Thôi thế là chăn, áo hôm nay ướt hết! Nghĩ vậy, bác không yên.
Tan giờ làm việc, bác đạp xe thật nhanh về nhà. Về đến nhà, bác không nhìn thấy chăn dạ và áo len ở ngoài sân đâu cả. Cửa vào nhà vẫn khóa. Bắc đang ngơ ngác thì Tuấn ở nhà bên cạnh chạy sang nói:
– Bác ơi, thấy trời sắp mưa to, cháu chạy sang thu chăn dạ và áo len cho bác, cháu để cả ở trong nhà cháu đấy, bác ạ!
– Bác phơi ở dây thép cao như thế, cháu làm thế nào lấy xuống được?
– Cháu vào nhà, bê ghế ra rồi cháu đứng lên ghế, rút cả xuống. Vừa mang chăn và áo vào nhà thì mưa sập xuống.
Bác Lợi nhìn Tuấn âu yếm:
– Nếu không có cháu thì hôm nay chăn và áo của bác ướt hết. Bác cảm
on cháu.
Tuấn lễ phép chào bác Lợi rồi trở về nhà.
Theo XUÂN VŨ
Vì sao bác Lợi lo lắng khi thấy trời mưa? Tìm các ý đúng:
a) Vì bác không thể phơi chăn dạ và áo len.
b) Vì bác phơi chăn dạ và áo len ở nhà.
c) Vì bác quên dặn Tuấn cất giúp chăn, áo nếu trời mưa.
d) Vì bác đang ở xa, không kịp về cất chăn dạ và áo len.
Hình ảnh ông nội trong tâm trí các cháu vừa trang nghiêm vừa ấm áp. Hãy tìm những chi tiết trong bài đọc thể hiện điều đó.
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn kể về một người họ hàng (anh họ hoặc chị, em họ,...) cùng lứa tuổi với em.