Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.
* Đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.
- Yếu tố tự sự: giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực theo hướng tây nam – đông bắc; nơi cuối con đường là chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
- Yếu tố trữ tình: như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên; nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non.
=> Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó là: Giúp cho câu văn trở nên trong trẻo, có hồn và có tình hơn; lột tả được hết những vẻ đẹp của sông Hương khi đi qua.
* Phân tích đoạn văn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
- Yếu tố tự sự: Vùng châu thổ cùng sự tươi tốt, rầm rộ của rừng già với những cây cổ thụ ngàn năm cùng những ghềnh thác, đáy vực và cả rừng đỗ quyên đỏ rực.
- Yếu tố trữ tình: Châu thổ êm đêm, bản tình ca của rừng già, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn, dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
=> Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó là: Giúp cho câu văn trở nên đẹp đẽ, thơ mộng đi vào lòng người đọc, làm toát lên vẻ đẹp huyền bí, dịu dàng thơ mộng của sông Hương khi ở thượng nguồn.
Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa…)
b. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy cái “tôi” của tác giả trong văn bản.
c. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả qua một đoạn văn trong văn bản.
Sáng tác một bài thơ, vẽ một bức tranh,… về hình tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn).
Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn “Quả đúng như vậy… của những mái chèo khuya”?
Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?
Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?
Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” trong đoạn này?
Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?
Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản?