Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Đố ai ngang dọc vẫy vùng
Vụ Quang khởi nghĩa, hợp cùng văn thân
Cần vương nổi tiếng xa gần
Tinh thần kháng địch bội phần lên cao?”
A. Nguyễn Thiện Thuật.
B. Hoàng Hoa Thám.
C. Phan Đình Phùng.
D. Đinh Công Tráng.
Đáp án đúng là: C
Câu đố trên đề cập đến Phan Đình Phùng.
Một số kiến thức về ông Phan Đình Phùng:
Phan Đình Phùng (1847–1895) là một lãnh tụ của phong trào chống Pháp cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam.
Tiểu sử:
Ông sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Quan nhà Nguyễn
Năm 1877, ông thi đậu đình nguyên đồng tiến sĩ, được bổ làm Tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Sau đó ông được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện.
Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa ông bị cách chức, về quê lập trại cày, tự hiệu là “Châu Phong”.
Khởi nghĩa Cần vương
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp, từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ tại Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh. Các tướng lĩnh có Cao Thắng, Nguyễn Thanh, Nguyễn Trạch, Phan Đình Cam, Cầm Bá Thước, Nguyễn Mục. Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng trở thành một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương chống Pháp lúc đó.
Đến năm 1889, ông được làm Bình Trung tướng quân. Chức võ quan này là do Tôn Thất Thuyết, khi này đang tổ chức lực lượng tại Quảng Đông, cho người về phong cho ông.
Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, ngày 28 tháng 12 năm 1895, do mắc bệnh lỵ nặng, Phan Đình Phùng đã qua đời tại bản doanh (núi Quạt), thọ 49 tuổi.Không lâu sau cái chết của ông, cuộc khởi nghĩa do ông phát động hoàn toàn bị trấn áp.Nguyên trước đó,Hoàng Cao Khải có viết thư dụ ông về hàng triều đình nhưng bị thẳng thừng từ chối,nên sau khi mất,mộ táng của ông bị Hoàng Cao Khải quật lên,tán thi hài của ông với thuốc súng và bắn xuống sông Lam.
Tác phẩm:
Phan Đình Phùng không chỉ là người lãnh đạo chống Pháp, ông còn là một nhà thơ. Các sáng tác có một số câu đối (Điếu Lê Ninh, Khóc Cao Thắng), thơ (Đáp hữu nhận ký thi,Thắng trận hậu cảm tác, Kiến ngụy binh thi cảm tác, Phúc đáp Hoàng Cao Khải).
Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 18 (Kết nối tri thức): Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18 (Kết nối tri thức): Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Vua nào chính trực anh hào,
Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?”
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Năm xưa Yên Thế khởi binh,
Hùm thiêng một cõi chiến chinh vang lừng?”
Năm 1884, tại Yên Thế (Bắc Giang) một cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm, sau đó là Đề Thám, với mục tiêu chủ yếu là
Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu?
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) có điểm tương đồng về
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?
Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có sự khác biệt về
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) được đặt tại địa phương nào?
Nhận xét nào dưới đây đúng về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)?
Phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế (tháng 7/1885) dựa trên cơ sở nào?