Giải SGK GDCD 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Học tập tự giác, tích cực

15.6 K

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDCD 7 Bài 3 từ đó học tốt môn GDCD 7.

Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Video giải GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực - Chân trời sáng tạo

Mở đầu

Mở đầu trang 16 GDCD 7: Em rút ra được thông điệp gì liên quan đến việc học tập thông qua bài hát ?

GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Hát và vỗ tay theo bài hát.

- Rút ra thông điệp qua bài hát.

Trả lời:

Qua bài hát trên, em rút ra được thông điệp như sau: Dù bên ngoài có rất nhiều trò chơi đang vẫy gọi các bạn nhưng các bạn trong bài hát vẫn quyết tâm không đi chơi mà ở nhà chăm chỉ học tập. Bài hát cho thấy tinh thần tự giác tích cực, chăm chỉ học tập

Khám phá

Câu hỏi 1 trang 17 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

- Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào?

- Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến?

- Tự giác, tích cực trong học tập còn có biểu hiện nào khác?

Phương pháp giải:

- Đọc câu chuyện trên.

- Chỉ ra biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Kết quả nhà thơ Nguyễn Khuyến nhận được.

- Kể thêm những biểu hiện khác của tính tự giác, tích cực trong học tập.

Trả lời:

- Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên:

+ Những đêm trăng tỏ, Thắng học dưới ánh trăng.

+ Những buổi trăng mờ, cậu mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học.

+ Những tối không trăng, cậu gom lá vàng rụng ở ngôi miếu đầu thôn, mồi lửa đốt là để lấy ánh sáng đọc sách.      

- Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả cho nhà thơ Nguyễn Khuyến:

+ Năm 1864 Nguyễn Khuyến đỗ đâu kì thi Hương (Giải Nguyên) ở trường Nam Định.

+ Năm 1871, ông thi Hội đỗ Hội Nguyên và thi Đình đỗ Đình Nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ (người làng Yên Đổ, đỗ đầu ba kì thị).

- Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện khác như:

+ Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.

+ Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.

+ Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

Câu hỏi 2 trang 18 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

- Bức tranh nào thể hiện tính tự giác, tích cực học tập và chưa tự giác, tích cực trong học tập?

- Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

Phương pháp giải:

- Quan sát các bức tranh.

- Chỉ ra bức tranh thể hiện tính tự giác, tích cực học tập và chưa tự giác, tích cực trong học tập.

- Nêu việc làm để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

Trả lời:

- Bức tranh thể hiện tính tự giác, tích cực học tập:

+ Bức tranh 1: Bạn nam ở cuối dãy ngủ trong giờ học.

+ Bức tranh 4: Mặc dù bị tật nhưng bạn vẫn dùng chân để viết, luôn cố gắng vượt lên khó khăn để học tập.

- Bức tranh thể hiện tính chưa tự giác, tích cực học tập:

+ Bức tranh 2: Hai bạn đang tìm hiểu các thí nghiệm.

+ Bức tranh 3: Bạn nam đã mải mê chơi game mà không lo học bài.

- Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em cần phải:

+ Tự mình làm bài tập mà không để ai phải nhắc nhở.

+ Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng để luyện tính tự giác.

+ Cần siêng năng học tập, làm đầy đủ những yêu cầu thầy cô đưa ra, soạn bài mới trước khi đến lớp.

+ Quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Câu hỏi 3 trang 18 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn N, H, T?

- Vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập?

- Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc 3 trường hợp.

- Nêu suy nghĩ về việc làm của các bạn N, H, T.

- Đưa ra lý do vì sao học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập.

- Đưa ra cách góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập.

Trả lời:

- Suy nghĩ của về việc làm của các bạn :

+ Bạn N: là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn vẫn luôn chủ động và quyết tâm, nổ lực để học tốt.

+ Bạn H: là người biết tích cực, tự giác trong học tập. Không chỉ bản thân H luôn tích cực trong học tập mà H còn chủ động khuyến khích các bạn cùng nhóm học tập tốt hơn.

+ Bạn T: chưa tích cực, tự giác trong học tập. T dù được mua cho điện thoại thông minh để học tâp nhưng bạn không lo học tập mà chỉ sử dụng điện thoại làm việc riêng, còn nối dối bố mẹ.

- Học sinh cần phải tự giác, tích cực trong học tập vì: việc tự giác, tích cực trong học tập giúp ta có thêm kiến thức, giúp bạn chủ động, sáng tạo hơn và không ngừng tiến bộ trên con đường học thức, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình.

- Theo em, nên góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập như sau:

+ Luôn năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể và làm gương để các bạn noi theo.

+ Nhắc nhở các bạn phải luôn có ý thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò của việc học để cùng nhau tiến bộ.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy tìm các hành động trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

Phương pháp giải:

- Tìm các hành động trái với tính tự giác, tích cực học tập.

- Chỉ ra hậu quả của các hành động đó.

Trả lời:

- Các hành động trái với tính tự giác, tích cực học tập như:

+ Không tự làm bài tập về nhà mà lại đi chép bài của bạn khác trong lớp.

+ Không tự học bài ở nhà mà quay cóp bài của bạn khác khi làm bài kiểm tra.

+ Thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chứ không tự giác học tập.

- Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả:

+ Kết quả học tập của các bạn ngày càng sa sút.

+ Bị bạn bè xa lánh không muốn chơi cùng.

+ Tạo nên thói lười biếng.

Luyện tập 2 trang 19 GDCD 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

- Nếu là N, em sẽ ứng xử như thế nào?

- Em có nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân?

Phương pháp giải:

- Đọc tình huống.

- Đóng vai N để xử lý tình huống đó.

- Đưa ra nhận xét gì về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân

Trả lời:

- Nếu là N, em sẽ ứng xử như sau: Vào nhà và cùng ôn bài với H để chuẩn bị tốt cho bài thi Tiếng Anh sắp tới.

- Nhận xét về tính tự giác, tích cực học tập của bản thân:  Em luôn chủ động, tích cực và tự giác trong học tập. Em đã lập cho mình thời gian biểu để có thể cân đối thời gian trong học tập và vui chơi.Tuy nhiên, đôi lúc em vẫn còn mải xem phim hơi nhiều. Vì vậy, em sẽ luôn cố gắng tích cực hơn trong việc học của mình, không ham chơi nhiều nữa.

Luyện tập 3 trang 20 GDCD 7: Dựa vào các bức tranh dưới đây, em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”. Từ đó, nêu lên ý nghĩa của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.

GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực | Chân trời sáng tạo (ảnh 7)

Phương pháp giải:

- Xây dựng dàn ý với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”.

- Thuyết trình ngắn với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”.

- Nêu ý nghĩa của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.

Trả lời:

a, Mở bài: Con người ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình. Có bạn thì muốn làm bác sĩ, có bạn sẽ muốn làm kĩ sư, giáo viên…. Và khi thực hiện được ước mơ đó, con người sẽ trân trọng quá trình mà mình đã cố gắng.

b, Thân bài:

- Ước mơ là gì?

Ước mơ là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

- Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống của con người:

+ Là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp.

+ Hướng con người đi tới những tương lai tốt đẹp hơn.

+ Những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

- Nếu không nổ lực sẽ không đạt được những gì mình mơ ước.

- Liên hệ đến hiện nay: Bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì cũng còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, ham chơi và không có lý tưởng. Chúng ta cần phải phê phán, lên án.

c, Kết bài:  Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ và kiên trì thực hiện ước mơ đó.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 20 GDCD 7: Em hãy lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.

Phương pháp giải:

- Lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này.

- Chỉ ra việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.

Vận dụng 2 trang 20 GDCD 7: Em hãy chọn một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.

Phương pháp giải:

- Chọn 1 bạn trong lớp.

- Đưa ra góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.

Trả lời:

- Em hãy cùng bạn thực hiện thời gian biểu gồm:

+ Thời gian kiểm tra bài đầu giờ cho nhau: 20 phút trước mỗi buổi học.

+ Thời gian học bài cũ: 2 tiếng mỗi buổi tối.

+ Thời gian ôn bài mới: 30 phút mỗi tối.

+ Thời gian cùng ôn bài cho các bài thi: các buổi tối và các buổi sáng cuối tuần.

- Sau 1 tháng, em và bạn cùng nhau tổng kết kết quả đạt được:

+ Điểm số của em và bạn có thay đổi không?

+ Thời lượng học của có cần cải thiện không?

+ Mỗi bạn đã tự hình thành được thói quen học tập theo thời gian biểu đó chưa?

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá