Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á

476

Với giải Câu hỏi trang 63 Lịch sử lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á 

Câu hỏi trang 63 Lịch Sử 8: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Lời giải:

♦ Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống thực dân phương Tây để giành độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn này chuyển dần từ ý thức hệ phong kiến sang khuynh hướng tư sản.

- Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo:

Ở In-đô-nê-xi-a, cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản, trí thức và mang màu sắc tôn giáo.

Ở Phi-líp-pin, phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động. Xu hướng bạo động đã dẫn đến cuộc cách mạng 1896 - 1898. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân (Ka-ti-pu-nan). Cách mạng thắng lợi, đưa tới sự ra đời của của nhà nước Cộng hòa Phi-líp-in (ngày 12/6/1898).

Tại khu vực Đông Nam Á lục địa: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương tiếp tục diễn ra.

Ở Cam-pu-chia có cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang-xnuông (1905).

Ở Lào có cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 - 1903), khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 1937).

Ở Việt Nam có phong trào Cần vương (1885 - 1896) và các hoạt động yêu nước do văn thân, sĩ phu lãnh đạo cùng khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913), gây cho Pháp nhiều tổn thất.

Lý thuyết Đông Nam Á

- Đến cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, chỉ có Xiêm vẫn giữ được nền độc lập.

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân phương Tây đô hộ trở nên gay gắt. 

- Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống thực dân phương Tây để giành lại độc lập. 

* Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nhân dân In-đô-nê-xi-a diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản và trí thức mang màu sắc tôn giáo,

- Ở Phi-lip-pin, phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động, trong đó xu hướng bạo động đã dẫn đến cuộc cách mạng 1896 – 1898.

- Ngày 12-6-1898, Phi-lip-pin tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 14 (Cánh Diều): Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á (ảnh 1)

* Ở khu vực Đông Nam Á lục địa

- Diễn ra phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương. 

- Cam-pu-chia: Cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang-xnuông (1905). 

- Lào: Cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 – 1903), khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 – 1937). 

- Việt Nam: Phong trào Cần vương (1885 – 1896) và các hoạt động yêu nước do văn thân, sĩ phu lãnh đạo cùng khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913), gây cho Pháp nhiều tổn thất.

Từ khóa :
Lịch sử 8
Đánh giá

0

0 đánh giá