Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 bản word có lời giải chi tiết (chỉ 20k cho 1 đề thi bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Hà Nội 2017 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (4 điểm)
Nhà báo Phạm Lữ Ân có lần nêu câu hỏi: Bản thân bạn không đủ để làm cho bạn tự tin sao?
Và đây là một phần câu trả lời của ông:
Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra (…) mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2016)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.
Câu 2: (6 điểm)
Thơ là hùng biện du dương.
(Voitaired, theo Những bậc thầy văn chương thế giới - Tư tưởng và quan niệm, NXB Văn học, 1995)
Hãy phân tích để thấy được tính chất hùng biện và tính chất du dương trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
Đáp án & Thang điểm
Câu 1: (4 điểm)
1. Giải thích:
- Câu chuyện được gợi nhắc là câu chuyện của nhà báo Phạm Lữ Ân về lòng tự tin và khẳng định chúng ta cần tự tin về giá trị của bản thân. Lòng tự tin bắt nguồn từ giá trị của bản thân chúng ta, từ sự biết mình: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.
- Giá trị bản thân: những khả năng, năng lực riêng của bản thân, không ai có thể thay thế được.
- Ý kiến khẳng định mỗi người chúng ta sinh ra đều có những giá trị riêng, khả năng riêng.
“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chưa một phần lịch sử
Mỗi số phận riêng dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu”.
- Từ đó phải thấy rằng việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống là điều vô cùng ý nghĩa, có tầm quan trọng quyết định đến thành bại của cuộc đời một con người.
2. Bình luận – chứng minh:
a. Vì sao phải xác định được giá trị của bản thân:
- Trong hành trình cuộc đời dài rộng, luôn có rất nhiều ước mơ ta muốn chinh phục, nhiều khát vọng ta muốn đạt tới, phải xác định được khả năng của bản thân mới mong đạt được những điều đó.
- xác định giá trị bản thân mình ta mới thấy cuộc đời mình có ý nghĩa mà không phải sống tạm bợ, sống nhờ.
- xác định giá trị bản thân để tự tin làm những việc mình yêu thích, để thêm yêu đời.
- Biết bản thân có giá trị tức là ta không từ bỏ dễ dàng, không cho phép người khác chà đạp lên mình một cách vô cớ.
- Biết mình là ai chính là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa thần tiên.
b. Biểu hiện
- Trước tiên, chúng ta phải hiểu: Mỗi chúng ta là một giá trị sẵn, mỗi người đều có trong mình những năng lực nhất định cho nên “Không thể đánh giá con cá bằng khả năng leo cây”.
- Làm thế nào để phát hiện ra những giá trị của bản thân: Không ngại khó, ngại khổ, không ngại dấn thân vào những con đường mới và không gục ngã khi thất bại.
- Xác định được giá trị bản thân thì phải nỗ lực hành động, thể hiện những khả năng đó để năng khiếu của mình có cơ hội phát triển.
- Đạt được những thành quả thì phải biết trân trọng, nâng niu và tiếp tục phát huy tài năng đó.
3. Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Không tự tin thái quá vào giá trị bản thân mình mà không để ý đến những người xung quanh…
- Xã hội có những người tự ti, không xác định được bản thân mình là một giá trị có sẵn nên để cuộc đời trôi qua hoang phí.
- Có những người biết người khác có năng lực lại cố tình vùi dập khả năng của họ.
- Em xác định giá trị bản thân mình là gì và em làm gì để phát huy những giá trị riêng đó của em.
Câu 2: (6 điểm)
1. Giải thích:
- Thơ: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. (Từ điển thuật ngữ văn học).
- Hùng biện: diễn thuyết trước công chúng một cách trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục.
- Du dương: tính nhạc, có vần, có nhịp → nghệ thuật của thơ.
→ ý kiến “Thơ và hùng biện du dương”, Voltaired muốn đưa ra một quan niệm về thơ. Đó là thể loại văn học giàu nhạc tính, thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình, bày tỏ tư tưởng tác giả bằng nghệ thuật độc đáo.
→ ý kiến đề cập đến cả đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của thơ. Và “mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là một bài thơ như thế.
2. Chứng minh:
a. Tính hùng biện của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: những năm cuối đời nhà thơ nhưng chúng ta không thấy sự bi quan mà ngược lại ông lạc quan, tha thiết, say mê yêu cuộc sống.
- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó và cống hiến với đất nước, với cuộc đời.
- Tính hùng biện thể hiện ở lòng yêu đời, khát khao cống hiến đó. Cụ thể trong bài thơ:
+ Niềm say mê của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên. (phân tích)
+ Cảm xúc yêu thương và niềm tự hào của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. (phân tích)
+ Ước nguyện cống hiến (phân tích)
b. Tính du dương của “Mùa xuân nho nhỏ”
- Nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi.
- Thể thơ năm chữ, gieo vần biến hóa, điệp từ, điệp ngữ….
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị.
- Cấu tứ chặt chẽ.
3. Tổng kết
- Đây là bài thơ đặc sắc của Thanh Hải gửi đến những tình cảm của tác giả với con người và cuộc đời.
- Bài thơ phản ánh đúng phẩm chất của thơ theo ý kiến của Voltaired.
- Bài học sáng tạo: Nhà thơ chân chính phải gắn bó với cuộc đời, sống thành thực với lòng mình và gửi vào thơ những tình cảm, tài năng của mình.
- Bài học tiếp nhận: Người đọc hiểu và cảm nhận những tâm tư, tình cảm của nhà thơ.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Hà Nội 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (4.0 điểm)
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể” còn Nelson Mandela lại khẳng định: “Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc”
Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2: (6 điểm)
Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”
(Theo giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư Phạm, 2016)
Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1: (4.0 điểm)
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
*Nêu vấn đề.
*Giải thích vấn đề:
- Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể.
+ “Ước muốn”: thứ quá cao xa, không thực hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.
+ “Điều ta có thể” là sống theo những cái ta làm được, có thể tìm kiếm hạnh phúc từ những cái mình đang có, hoặc sẽ có trong tầm tay.
→ Cả câu nói khuyên con người ta cần phải sống hiện thực, tìm kiếm hạnh phúc và thành công từ những thứ nằm trong khả năng của mình, không nên viển vông, hão huyền.
- Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc.
+ “Người chiến thắng”: người gặt hái được những thành tựu nhất định.
+ “Ước mơ”: điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai.
+ “Không bao giờ bỏ cuộc”: luôn luôn giữ vững niềm tin, hành động cho dù mình có từng vấp ngã.
→ Câu nói khuyên con người ta phải biết sống có ước mơ và luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng.
→ Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ hai câu nói ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, con người cần có ước mơ và phải cố gắng hết mình nhưng cần phải thực tế và tìm kiếm thành công trong giới hạn năng lực của mình.
*Phân tích, bàn luận vấn đề:
- Tại sao còn người cần tìm kiếm thành công trong khả năng của mình?
+ Trong khả năng của mình, con người sẽ làm được một cách dễ dàng.
+ Nếu viển vông và thiếu thực tế, có thể cả đời bạn chỉ đi tìm những thứ xa vời, không thiết thực cho đời sống của mình.
+ Cuộc sống luôn có những thách thức, mình cần phải sống thực tế và biết nhìn nhận hoàn cảnh, năng lực của mình một cách thích đáng.
- Tại sao con người cần có ước mơ và cần nỗ lực không ngừng?
+ Ước mơ giúp ta có động lực để thực hiện những dự định cũng như niềm đam mê của chính mình.
+ Ước mơ giống như một phần lãng mạn của cuộc sống. Nó giúp ta thăng hoa hơn, yêu đời hơn và nhiệt tình với những gì mình theo đuổi. Ước mơ giống như dầu bôi trơn trong một cỗ máy.
+ Những người biết ước mơ là những người có lý tưởng riêng.
+ Phải cố gắng không ngừng vì chỉ có sự cố gắng ta mới đạt được thành công. Thành công đôi khi không phải là đích đến mà là hành trình trải nghiệm và nó cần được bắt đầu từ ngay hôm nay.
- Phê phán những con người sống thiếu thực tế và không biết ước mơ.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2: (6 điểm)
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu nhận định
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du), Ánh trăng (Nguyễn Duy)
2. Giải thích vấn đề
- Chất thơ là những cái hay cái đẹp trong nội dung, tư tưởng, trong hình thức nghệ thuật, không chỉ vậy chất thơ còn nằm ở ngoài lời thơ cùng với đó là sự đồng điệu trong tâm hồn tác giả.
- Chỗ im lặng chính là những thanh âm trong trẻo, đẹp đẽ nằm ngoài lời thơ (ý tại ngôn ngoại)
→ Nhận xét đã khẳng định một tác phẩm nghệ thuật chân chính cần phải hay về nội dung, nghệ thuật mà còn phải có sự đồng điệu với tâm hồn tác giả.
3. Chứng minh vấn đề
a. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Giới thiệu nội dung đoạn trích
- Giá trị nội dung:
+ Cảnh ngộ cô đơn, bất hạnh, lẻ loi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
+ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ tha thiết cháy bỏng.
+ Nỗi buồn đau, cô đơn và dự cảm tương lai bất hạnh, đầy sóng gió của Thúy Kiều.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Sử dụng điệp từ “buồn trông” theo chiều tăng tiến diễn tả cảm xúc của nhân vật.
+ Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu đạt.
→ Qua đoạn trích ta không chỉ thấy được số phận bất hạnh của nàng Kiều mà còn thấy được trái tim nhân đạo bao la, ấm áp mà Nguyễn Du dành cho những người con gái hồng nhan, bạc mệnh. Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều.
b. Bài thơ Ánh trăng
- Giới thiệu nội dung tác phẩm
- Giá trị nội dung:
+ Sự gắn bó của con người và vầng trăng trong quá khứ
+ Mối quan hệ giữa con người và vầng trăng trong hiện tại:
● Cuộc sống hòa bình làm con người quên đi người bạn khi xưa, vầng trăng chỉ như “người dưng” qua đường.
● Biến cố dẫn đến sự thức tỉnh của con người.
+ Sự thức tỉnh của con người.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
→ Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người. Đây cũng là lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình. Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
4. Bình luận
- Để có thể tạo ra chất thơ cho thơ, người sáng tác cần lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng sáng tạo.
- Viết bằng trái tim nhiệt huyết, đồng cảm.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Hà Nội 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1 (4.0 điểm)
Phải chăng...
Cuộc sống là một đường chạy ma-ra-tông dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích.
Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào.
Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng.
Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào ?
(Theo http://khotangdanhngon.com)
Hãy viết một bài văn nghị luận trả lời câu hỏi : “Cuộc sống của bạn là đường chạy nào?”
Câu 2 (6,0 điểm)
Có người cho rằng một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân cho chân lí giản dị của mọi thời.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, hãy làm sáng tỏ điều đó.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1 (4.0 điểm)
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
2. Thân bài:
a) Giải thích:
- Đường chạy marathon dài vô tận: đường chạy dài, đòi hỏi con người phải trường sức, giữ sức, bền bỉ, không bỏ cuộc, cố gắng về tới đích.
- Đường chạy vượt rào: trên đường chạy có những rào chắn, đòi hỏi sức bật để vượt qua. Có vượt qua được những rào cản mới về được đến đích.
- Đường chạy nước rút: đoạn chạy cuối trên một đường đua, phải tốc lực để về đích sớm nhất có thể, nếu không cải thiện về tốc độ thì sẽ bị tụt lại sau và trở thành người về đích cuối cùng.
- Đường chạy tiếp sức: có những con đường dài, một mình không đủ sức vượt qua nổi, nên sẽ có những người đảm nhận vị trí của từng đoạn, tiếp nối, tiếp sức cho nhau để nhanh chóng về đích, giành được chiến thắng.
→ Cách nói hình ảnh, có ý nghĩa biểu tượng: nói về con đường đời với những tính chất và yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, song có một điểm chung là con người luôn phải cố gắng nỗ lực hết sức, bằng khả năng của bản thân và kết nối với mọi người, để chúng ta đến được một cái đích, đạt được một mục tiêu nào đó đã đặt ra.
b) Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Có thể khẳng định: đường đời của chúng ta không thể chỉ là một trong những con đường trên mà phải là sự tổng hợp linh hoạt của cả bốn con đường, tùy từng chặng, từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
- Dù ở chặng nào, điều quan trọng và cần thiết để chúng ta vượt qua và chiến thắng là:
+ Sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
+ Sự đoàn kết, chung sức, hợp lực với những người khác.
- Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là những đường chạy, những cuộc đua, những cái đích hữu hạn, hữu hình. Nhưng cuộc sống luôn đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng bền bỉ để có những cuộc "về đích" thật ngoạn mục.
- Phê phán:
+ Những người không nỗ lực, cố gắng trên hành trình sống…
+ Những người dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…
c) Bài học nhận thức và hành động:
- Từ nhận thức đúng đắn về đường đời và điều kiện, sức mạnh để đến đích, mỗi người xác định được ý thức và hành động để mỗi chặng đường đời của mình đều có thể gặt hái nhiều thành công, sự sống nhiều giá trị và ý nghĩa…
3. Kết bài: Kết thúc vấn đề, khẳng định ý nghĩa, giá trị tư tưởng.
Câu 2 (6,0 điểm)
1. Giải thích:
- Nhận định bày tỏ quan niệm, yêu cầu đối với một truyện ngắn hay:
+ Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn đề quan trọng, bức thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh…).
+ Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị – những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở.
- Truyện ngắn hay là những tác phẩm hài hòa hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn, cốt lõi của thời đại – vừa có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lí bình thường, phổ quát, muôn đời..
2. Bình luận:
Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài.
- Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là khám phá, miêu tả, soi bóng thời đại mà nó ra đời: hiện thực cuộc sống, đời sống con người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phong phú, phức tạp…
- Đặc trưng của truyện ngắn: thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, thường chỉ kể về một tình huống đặc biệt của đời sống, với số lượng không nhiều các nhân vật, tình tiết, chi tiết, qua đó gửi gắm những thông điệp tư tưởng, tình cảm của tác giả.
- Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị:
+ Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về hiện thực thời đại, xây dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương thời. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời (Tô Hoài)
+ Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều sâu của hiện thực, đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính quy luật, là chân lí phổ quát muôn đời. Khi đó, tác phẩm là kết quả của sự gắn bó, trăn trở sâu sắc với thời đại và nhân sinh, thực sự có giá trị và sức sống lâu dài.
- Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao: tuy dung lượng ngắn, tình huống độc đáo, nhân vật không nhiều, chi tiết cô đúc … nhưng có độ dồn nén, hàm súc, khả năng khái quát, điển hình.
3. Chứng minh qua tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Thí sinh làm sáng tỏ nhận định qua các dẫn chứng diện và điểm, trong đó đi sâu phân tích cụ thể truyện ngắn được nêu ở đề bài.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề.
4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:
Nhận định chủ yếu khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn ở phương diện ý nghĩa nội dung tư tưởng, song cũng cần nhắc tới những yêu cầu, phẩm chất về nghệ thuật của thể loại: dựng truyện, kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật; lựa chọn sáng tạo chi tiết, giọng điệu, lời văn…
- Ý kiến được nêu cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:
+ Đối với người sáng tác: phải gắn bó, hiểu biết sâu sắc, trăn trở và nói lên những vấn đề thiết cốt nhất của thời đại để tác phẩm của mình thực sự là chứng tích của một thời; đồng thời đào sâu vào những vấn đề bản chất, chân lí của nhân sinh để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.
+ Đối với người đọc: tiếp nhận, trân trọng giá trị của những tác phẩm hay giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc sống, con người một thời và thấy được ý nghĩa của tác phẩm với muôn đời, muôn người, trong đó có chúng ta và thời đại mình đang sống.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Sư phạm Hà Nội 2017 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1 (1,5 điểm).
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản sau:
“Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
(Vũ Khoan, Một góc nhìn của trí thức, Tập 1, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh)
b) Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng”
(Đỗ Trung Quân, Quê hương)
Câu 2 (2,5 điểm).
Trong bài thơ Nghe tiếng giã gạo, Hồ Chí Minh cho rằng “Sống ở trên đời”, con người phải “Gian nan rèn luyện mới thành công”.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 câu văn) theo cách lập luận diễn dịch để trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 3 (6,0 điểm).
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để làm rõ: Ở người nông dân này, tình yêu làng tha thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1:
a) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận.
b)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: So sánh “Quê hương là con diều biếc” (so sánh ngang bằng)
- Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ:
Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp đầy sáng tạo, đặc sắc và độc đáo. Tác giả chọn hình ảnh “con diều biếc” – hình ảnh cụ thể, thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương. Hình ảnh so sánh ấy đã gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp – có bầu trời cao xanh, cánh đồng thoáng đãng với “con diều biếc” bay bổng, gợi hoài niệm tuổi thơ gắn với quê hương yêu dấu.
Câu 2: Nghị luận xã hội
* Yêu cầu:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, độ dài khoảng 10 câu văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống ở trên đời, con người phải “Gian nan rèn luyện mới thành công".
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, logic theo cách lập luận diễn dịch (Có câu chủ đề ở đầu đoạn văn).
2.1.Giải thích:
- Gian nan nghĩa là gian khổ, khó khăn, vất vả, là điều kiện, là hoàn cảnh, là thử thách để thử, để đo sức của mỗi người.
- Rèn luyện là thực hành, trải nghiệm, trải qua khó khăn, thử thách, trau dồi kiến thức, ý chí, nghị lực
- Thành công là đạt được điều mình mong muốn, mục tiêu đề ra
→ Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí, bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Tất cả thành công đều trải qua quá trình phấn đấu, phải chịu đựng khó khăn, gian khổ, phải được tôi luyện vượt qua mọi thử thách mới thành công
2.2. Bình luận, chứng minh:
- "Gian nan rèn luyện mới thành công” là câu thơ cuối trong bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu thơ đầy tính triết lý nhân sinh, thể hiện kinh nghiệm, sự lạc quan của Người, quyết không chịu lùi bước trước những gian nan, thử thách để chạm đích thành công.
- Thực vậy, không có thành công nào lại không được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, thậm chí là nước mắt và xương máu. Trên con đường đi đến thành công, nhiều khi chúng ta phải nếm trải hoàn cảnh, khó khăn, rào cản và thậm chí cả thất bại đúng như câu tục ngữ “Lửa thử vàng, gian nan thử sức" hay “Thất bại là mẹ thành công”..
- Gian nan là thách thức và cũng là cơ hội. Nếu kiên trì rèn luyện chúng ta sẽ vượt qua tất cả, chúng ta sẽ đạt được điều mình muốn, sẽ thành công. Ngược lại, nếu nản chí, nhu nhược sẽ bị những gian nan nhấn chìm và rơi vào thất bại.
- Dẫn chứng:
+ Tấm gương về Hồ Chí Minh luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh, trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký (Nam Định), năm lên bốn tuổi, thầy bị bệnh bại liệt hai tay nhưng bằng nghị lực phi thường, thầy đã phấn đấu rèn luyện viết chữ bằng chân, rồi đi thi học sinh giỏi toán, tốt nghiệp đại học và trở thành nhà giáo ưu tú, nhà văn.
2.3. Bài học hành động và liên hệ bản thân:
Là học sinh chúng ta phải luôn học tập không ngừng, học đi đôi với hành. Trước những khó khăn thử thách không được nản chí phải luôn kiên cường, lạc quan.
Câu 3. Phân tích nhân vật ông Hai
3.1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân.
- Tác phẩm: Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm.
3.2. Phân tích
1. Tình yêu làng của ông Hai
* Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:
- Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, vì hoàn cảnh nên ông phải sống ngụ cư ở nơi đất khách. Tuy xa quê nhưng ông Hai chưa một lần thôi nhớ về quê hương, tình cảm dành cho quê hương của ông mãnh liệt. Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Tình yêu làng của ông được thể hiện thật đặc biệt. ấy là cái tính khoe về làng mình, lúc ấy khuôn mặt ông biến chuyển lạ thường, hai con mắt sáng hẳn lên.
+ Trước cách mạng, mỗi bận có dịp đi đâu xa ông thường khoe về cái làng của mình: Nào là nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, nào là đường làng lát toàn đá xanh, ông khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc.
+ Sau cách mạng, ông Hai thay đổi hẳn, ông vẫn yêu làng nhưng tình yêu của ông đã khác, giờ đây, yêu làng ông khoe về những ngày tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào, ...
→ Với ông Hai, dường như làng đã như máu, như thịt, như chính một phần cơ thể của ông
+ Kháng chiến bùng nổ, người dân phải dời làng đi sơ tán, ông Hai cũng theo dòng người ấy sơ tán đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh. Ông Hai thực sự buồn khi phải xa làng. Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, cứ “nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá.
- Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.
- Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.
* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:
- Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cố ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.
→ Với ông Hai, tin làng Chợ Dầu theo giặc là một cú sốc lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông tìm cách lảng tránh những lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống ra về. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông... là ông lủi ra một góc nhà, nín thít.
- Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tự hào... Nhưng giờ đây.... dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Cuối cùng ông đã quyết định: “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
→ Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước. Quyết định ấy thật đau đớn xót xa trong lòng ông. Với ông làng đã trở thành máu thịt, làng đã là một phần cơ thể ông. Quyết định ấy chẳng khác nào tự tay ông cầm dao cắt đi chính một phần máu thịt trên cơ thể mình.
- Tâm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đó chính là những lời tâm sự để ông vơi đi nỗi ân hận phải rời bỏ làng, để khẳng định tình yêu làng vẫn chảy mạnh mẽ âm thầm trong trái tim ông. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? Nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Nó cũng chính là tấm lòng thuỷ chung của ông với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Bác Hồ thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.
* Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:
- Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng của ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”.
- Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tên “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình. Phải chăng đó chính là minh chứng duy nhất chứng minh cho tấm lòng của ông với đất nước, với cuộc kháng chiến. Phải chăng đó chính là nỗi lòng sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê khi được biết làng mình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt. Tình yêu làng, sự hi sinh cho Tổ quốc của ông Hai thật là sâu sắc và cảm động.
- Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung.
2. Tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai:
- Ông luôn theo sát tin tức kháng chiến và tự hào về những chiến công mà nhân dân ta đã lập nên. “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá !"
- Nhưng đến khi phải lựa chọn giữa làng và nước, tình yêu ấy mới bộc lộ rõ rệt. Dù bị tin đồn làng mình theo Tây dồn vào “tuyệt đường sinh sống”, ông vẫn nhất quyết không trở về làng.
→ Đến đây, ta mới hiểu rõ về con người hay chuyện tưởng chừng rất đơn giản, bộc trực kia. Tình yêu làng giờ đây đã trở thành tình yêu có ý thức, hòa nhập và lòng yêu nước. “Về làm gì cái làng ấy nữa. Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ.” Nhớ lại những tháng ngày đen tối bị đàn áp xưa kia, ông đã có quyết định rõ ràng, đúng đắn.
- Là người nông dân chân lấm tay bùn nhưng ông Hai có nhận thức cách mạng rõ ràng : “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” Nhận thức rất mới này là một nét đặc biệt trong tính cách của ông Hai, đánh dấu sự thay đổi của người nông dân sau Cách mạng Tháng Tám.
- Ông luôn luôn muốn được giãi bày nỗi lòng ấy của mình. Tuy nói chuyện với đứa con, nhưng thực chất ông đang mượn lời đứa trẻ để bày tỏ tâm sự. Những gì đứa trẻ nói chính là những gì đang dâng trào trong lòng ông mà không nói ra được. “Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.”
→ Ông Hai nói với đứa con như thể nói với anh em đồng chí, để minh oan cho tấm lòng thành thật của mình, để nỗi khổ tâm trong lòng như vơi đi được đôi phần.
- Lòng yêu nước của ông thật giản dị nhưng vô cùng chân thành, sâu sắc và cảm động. Chính điều ấy đã giúp ông chịu đựng được tin đồn quái ác về làng mình, vì ông có niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến.
→ Ông đã nhận ra rằng: Đất nước còn thì làng còn, đất nước mất thì làng cũng mất. Từ đây, ông Hai nói riêng hay người nông dân nói chung, đã nhìn rộng hơn, xa hơn lũy tre làng. Không chỉ yêu làng, trong ông còn có một tình yêu lớn gấp nhiều lần – lòng yêu nước. Đây không chỉ là sự thay đổi trong suy nghĩ người nông dân, mà còn là suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam thời điểm đó. Họ sẵn sàng hy sinh những cái riêng, những cái nhỏ vì sự nghiệp chung, vì cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Họ không hề quên đi cội nguồn của mình mà gìn giữ nơi ấy ở trong tim, biến thành động lực chiến đấu để giải phóng đất nước, giải phóng quê hương.
→ Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng.
3. Nhận xét
Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nồng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện vào nhau, thật cảm động. Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
3.3. Tổng kết
- Nhà văn xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, miêu tả thành công tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. Truyện ngắn “Làng” đã được viết nên từ những điều nhà văn từng trải nghiệm, khắc họa một cách chân thực nhất những tháng ngày đi tản cư của nhân dân miền Bắc trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của họ. Nhà văn Kim Lân đã mang đến cho bạn đọc nhân vật ông Hai với tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu đậm, thiết tha.
- Qua việc thể hiện tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai nhà văn còn mang đến một thông điệp ý nghĩa: Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Sư phạm Hà Nội 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1:
Tất cả sức mạnh
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu đụng phải một tảng đá lớn. Cậu loay hoay tìm cách đẩy nó ra. Dù đã dùng đủ mọi cách, cổ hết sức, nhưng rốt cuộc, cậu vẫn không thể đẩy được tảng đá. Đã vậy, bàn tay cậu còn bị trầy xước, rớm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện, người cha lúc này mới bước ra và nói: "Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố?”. “Không con trai, con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp". Nói rồi, người bố cúi xuống, cùng con, bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains)
Viết một bài văn (khoảng 3 trang) trình bày suy nghĩ của em về những điều câu chuyện trên gợi ra.
Câu 2:
"Càng từng trải chiến tranh, càng chứng kiến nhiều hơn sức mạnh hủy diệt, sức mạnh biến tất cả thành tro bụi của nó, Kiên càng tin rằng chiến tranh không tiêu diệt được cái gì hết. Tất cả vẫn còn lại đó, vẫn y nguyên."
(Bảo Ninh – Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học 2006, Tr.279)
Từ những chiêm nghiệm trên, hãy nói về những điều “chiến tranh không tiêu diệt được” trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật (SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017).
Đáp án & Thang điểm
Câu 1:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Giải thích vấn đề.
- Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện và rút ra bài học.
- Cậu bé ban đầu tìm cách tự tháo gỡ khó khăn của chính mình ⇒ Bài học về sự tự lực, tự lập.
- Cậu bé đối diện với khó khăn, dù cố gắng hết sức vẫn thất bại, khóc và tuyệt vọng vì nghĩ rằng sức mạnh của con người chỉ nằm trong chính bản thân mình.
- Người cha với lời nói và hành động mang đến một thông điệp: sức mạnh của mỗi người là sức mạnh của bản thân và sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Biết tổng hợp sức mạnh từ những nguồn lực xung quanh sẽ đem đến thành công nhanh chóng hơn.
→ Bài học: Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết cũng khó thành công.
3. Bàn luận, mở rộng
- Tại sao con người cần tự lập:
+ Tự lập khiến con người chủ động trong cuộc sống của chính mình.
+ Tự lập khiến con người trở nên dũng cảm, có trách nhiệm và dám sống với những ước muốn và những hướng đi riêng của mình.
+ Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh nên tự lập chính là cách tốt nhất để ta luôn có được sự bình tâm trước những biến cố. Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp đặc biệt, con người vẫn cần đến sự giúp đỡ của những người thân, bạn bè.
- Tại sao mỗi người nên nhận sự giúp đỡ của người khác?
+ Thực tế cuộc sống đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, bất ngờ vượt khỏi khả năng của mỗi cá nhân; có những vấn đề mà một mình ta không thể giải quyết được.
+ Mỗi người luôn có khát vọng được thành công trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên hiểu biết và năng lực của mỗi con người lại nằm trong giới hạn. Vì vậy con người cần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.
- Ý nghĩa của sự giúp đỡ từ người khác:
+ Sự thành công sẽ nhanh chóng và bền vững hơn.
+ Người nhận được sự giúp đỡ sẽ có thêm sức mạnh và niềm tin, hạn chế được phần lớn tỉ lệ rủi ro và thất bại.
+ Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa người với người, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay.
- Giúp đỡ không phải là làm thay giúp đỡ phải vô tư, chân thành, tự nguyện.
- Phê phán những người tự cao không cần đến sự giúp đỡ của người khác, những người ở lại, dựa dẫm vào người khác.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Phải nhận thấy sức mạnh của cá nhân là sức mạnh tổng hợp.
- Chủ động tìm sự giúp đỡ và chỉ nhận sự giúp đỡ khi bản thân thực sự cần.
- Có thói quen giúp đỡ mọi người.
Câu 2:
1. Giới thiệu chung
* Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật:
- Là nhà thơ khoác áo lính, một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.
- Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.
- Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”. Đoạn trích là ba khổ thơ cuối bài, thể hiện tình đồng đội keo sơm, gắn bó và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính.
* Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê
- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác giả tham gia thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.
- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:
+ Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
+ Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.
- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.
- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
2. Giải thích
“Càng từng trải chiến tranh, càng chứng kiến nhiều hơn sức mạnh hủy diệt, sức mạnh biến tất cả thành tro bụi của nó, Kiên càng tin rằng chiến tranh không tiêu diệt được cái gì hết. Tất cả vẫn còn lại đó, y nguyên”.
→ Chiến tranh với những thứ vũ khí có sức tàn phá lớn, nó hủy diệt mọi thứ mà thực tế lại không hủy diệt được gì, đó là: đau thương, mất mát và hơn cả nó không thể hủy diệt sự dũng cảm, lòng yêu nước của thế hệ trẻ
3. Chứng minh
3.1. Không tiêu diệt được sự sôi nổi, trẻ trung, nhiệt huyết của tuổi trẻ
a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung
+ Giọng thơ têu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.
+ Hiện thực: gió, bụi, mưa vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.
+ Cái nhìn lạc quan, mưa ngừng, miệng cười ha ha, trời xanh thêm.
- Tâm hồn lãng mạn:
+ Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.
+ Như nhìn thấy “trời xanh thêm” phía cuối con đường. Họ lái chiếc xe không kính đến một chân trời đẹp đẽ.
b. Những ngôi sao xa xôi
- Họ là ba cô gái trẻ có nội tâm phong phú. Ở họ có những nét chung của cô gái hay mơ mộng, dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn.
- Họ cũng rất nữ tính, thích làm đẹp dù ở chiến trường khói lửa. Nho thích thêu thùa, Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ màng và thích hát.
- Cuộc sống ở chiến trường rất khó khăn nhưng họ vẫn luôn bình tĩnh, lạc quan, yêu đời. Trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái và những dự định về tương lai. Chiến tranh bom đạn không thể phá đi được những giây phút mơ mộng ấy. Đó còn là thời gian để nhớ về gia đình, về những kỉ niệm, là niềm vui của Nho và Phương Định khi thấy những cơn mưa đá.
3.2.Không tiêu diệt được tình đồng đội gắn bó khăng khít
a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tình đồng đội sâu nặng:
+ Cử chỉ đơn sơ: “bắt tay” những người lính lái xe Trường Sơn đã chia sẻ cho nhau niềm tự hào, kiêu hãnh, đã bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc, là lời động viên thầm lặng mà nồng nhiệt.
+ Sự gắn bó, đầm ấm, thân thương như trong một gia đình ⇒ Đây là những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc hiếm hoi trong cuộc đời người lính. Họ được quây quần bên nồi cơm nấu vội, được sống với những tình cảm êm đềm, ấm áp nhất
- Bữa cơm thời chiến đã xóa mọi khoảng cách giữa họ khiến họ có cảm giác gần gũi như ruột thịt.
b. Những ngôi sao xa xôi
- Tình đồng đội keo sơn, gắn bó:
+ Tình cảm ấy nằm trong sự chân thành, dứt khoát khi ai cũng muốn giành phần nguy hiểm, gian khổ về mình. Phương Định lo lắng, bồn chồn khi chờ Thao và Nho đi trinh sát trên cao điểm với nỗi lo lắng hai bạn không về
+ Tình cảm ấy nằm trong sự lo lắng, cử chỉ chăm sóc khi Nho bị thương, Phương Định tận tình cứu chữa, chị Thao luống cuống không cầm được nước mắt.
+ Tình cảm ấy còn được thể hiện trong sự nể phục, kính trọng những chiến sĩ mà họ gặp trên đường.
3.3.Không tiêu diệt được lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh và lòng yêu nước nồng nàn
a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
- Vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng:
+ Vì miền Nam, vì một ngày chiến thắng không xa, nước nhà độc lập, đất nước thống nhất hai miền
+ Trái tim: Hoán dụ cho tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước. Đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.
→ Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ.
b. Những ngôi sao xa xôi
- Có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ:
+ Có lệnh là họ lên đường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phá bom mở đường cho những đoàn xe nối đuôi nhau ra tiền tuyến và về đích an toàn.
+ Trong khi phá bom họ chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: Liệu bom có nổ không, nếu không thì làm cách nào để bom nổ. Như vậy, với họ nhiệm vụ còn quan trọng hơn tính mạng bản thân.
- Gan dạ, dũng cảm, không sợ hy sinh:
+ Cuộc sống trong bom đạn chiến tranh cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, song họ chưa bao giờ thấy ám ảnh, chưa bao giờ phải trằn trọc đêm đêm, cái chết đối với họ là một khái niệm rất mờ nhạt, không cụ thể.
+ Lòng dũng cảm còn thể hiện qua sự kiên cường trong chiến đấu:
Chị Thao rất gan dạ, ai cũng phải phát bực về cái tính bình tĩnh đến lạ của chị.
Nho khi máu thấm ra đỏ đất, vẫn bình tĩnh không một tiếng kêu, không cho ai được khóc, không cho ai gọi về đơn vị
Phương Định bình tĩnh gan dạ, nhất định không chịu đi khom.
4. Tổng kết, đánh giá
- Cả hai tác phẩm đã tái hiện chân thực cuộc sống đầy khó khăn nơi chiến trường, nhưng đồng thời làm ánh lên vẻ đẹp phẩm chất ngời sáng đó là lòng dũng cảm, tình đồng đội keo sơn và lòng yêu nước nồng nàn. Những tình cảm đẹp đẽ đó, bom đạn chiến tranh mãi mãi không thể xóa nhòa, vui lấp.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu cảm xúc.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Sư phạm Hà Nội 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1:
"Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy, yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm, mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao. Tâm hồn tôi tự buông thả trong một trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Tôi nhắm mắt để nhìn thấy tỏa ra cái vừng sáng dịu dàng của giấc mơ nhẹ, nghe trong tiếng hát kia của loại tùng bách một điều gì đấy thật xa xôi, như là thuộc về muôn đời. Con chim gõ kiến ấn sĩ vẫn gõ đều nhịp thời gian, tiếng trầm và đục, trên một cây tùng nào đó."
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đời rừng trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Kim Đồng, 1999, tr. 30-31).
a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”
Câu 2:
“...Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất."
(Trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, dẫn theo SGK Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.138)
Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp trình bày suy nghĩ của em về những điều câu văn trên gợi ra.
Câu 3:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
[....]
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
(Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr. 144 145)
Cảm nhận của em về ba khổ thơ trên.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1:
a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”
+ Nhân hóa "rừng vẫn reo" nhằm khiến cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho khu rừng có hồn như một cơ thể sống.
+ So sánh: âm thanh của rừng tùng như mạch suối ngầm..., như điệu nhạc khèn ... giúp câu văn trở nên đầy sức sống và vang vẳng âm thanh của thiên nhiên của đất trời, tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn cũng như thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả,
Câu 2:
Gợi ý:
Mở đoạn:
Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
Thân đoạn: Nêu suy nghĩ về câu nói trên:
- Đất là “Mẹ” bao dung, ban cho “những đứa con” của đất là chúng ta cái “tổ sống”: nơi để trú ngụ, để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để con người thưởng ngoạn…
- “Những đứa con” của đất khi đó chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để sinh tồn, chưa biết làm đầy “tổ sống” mà Mẹ ban cho. Con người chỉ biết khai thác, chưa có ý thức bồi đắp môi trường sống…
- Đánh giá vấn đề:
+ Nêu luận điểm (đồng tình với ý kiến của thủ lĩnh Xi-át-tơn): Điều gì con người làm cho đất đai, cho “tổ sống” , tức là làm cho chính mình.
+ Đất là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng nó cũng có giới hạn. Nếu khai thác đến cạn kiệt, con người sẽ phải trả giá khốc liệt: khai thác gồ bừa bãi dẫn đến lũ lụt, khai thác đất đai dẫn đến nguy cơ động đất, sóng thần; nhà máy và khí thải làm ô nhiễm không khí…
+ Ngược lại nếu con người biết ơn bà mẹ thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường thì sẽ nhận lại bấy nhiêu điều tốt đẹp, mưa thuận gió hòa, đất đai bình yên, mùa màng hoa trái, vạn vật sinh sôi…
- Phê phán: Trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ thấy cái lợi trước mắt mà vắt kiệt môi trường tự nhiên: “lâm tặc” khai thác gỗ bừa bãi, “cát tặc” nạo vét lòng sông tùy tiện, lấp sông để xây dựng đô thị…
- Chúng ta cần làm gì? Mỗi người trong chúng ta cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường sống của mình: tiết kiệm điện năng, hưởng ứng Giờ Trái đất…
Kết đoạn:
Qua những lời tâm huyết của vị thủ lĩnh da đỏ, chúng ta thấy được ý thức bảo vệ môi trường đã có từ thời xa xưa. Con người, dù ở bất kì nơi nào, dù không cùng màu da và tiếng nói, hãy xem đất là Mẹ, là nơi thiêng liêng nhất mà loài người cùng chung sống.
Câu 3:
I. Mở bài: giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.
II. Thân bài: Cảm nhận về 3 khổ thơ.
1. Cảm nhận về khổ thơ 1
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
.......
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
- Điệp từ: bà - cháu tạo nên hình ảnh quấn quýt, gần gũi và đầy yêu thương của bà cháu.
Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu nhận được sự yêu thương, dạy bảo, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng bà – bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học… Cảm cái công ơn ấy,người cháu lại càng thương bà : “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bà và bếp lửa của bà là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút,đùm bọc bà dành cho cháu.
- Điệp từ "tu hú" thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của âm thanh, vừa có sự gần gũi nhưng vẫn thể hiện khoảng không mênh mông. Gợi nhớ về kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim như giục giã,như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.
- Câu hỏi tu từ "Tu hú ơi! Chẳng...." thể hiện tâm trạng của người cháu, nó khiến cho không gian kỉ niệm như có chiều sâu và nỗi nhớ thương bà của cháu càng trở nên thăm thẳm, vời vợi.
2. Cảm nhận về khổ thơ thứ 2
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
.....
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
- Chi tiết thơ đậm chất hiện thực, thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. → Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cũng khiến cuộc sống của nhân dân muôn vàn khó khăn.
→ Trên cái nền của sự tàn phá, huỷ diệt ấy là sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà cháu. Vẻ đẹp của tình người toả sáng trong những năm chiến tranh khói lửa.
- Điều khiến đoạn thơ trở nên xúc động nhất là hình ảnh một mình bà già nua, nhỏ bé đã chống chọi để trải qua những gian nan,đau khổ mà không luôn "vững lòng". Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh:
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
→ Bà đã gồng mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm kháng chiến. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến. Bà thật là giàu lòng yêu thương. Chan chứaa trong từng lời thơ, ta cảm nhận được lòng biết ơn, niềm tự hào của người cháu đã trưởng thành khi nghĩ về người bà thân yêu.
3. Khổ cuối bài thơ Bếp Lửa
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
.........
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
- Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu
+ Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội
+ Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc
+ Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương.
Kết bài.
Nêu cảm nhận chung của em về 3 đoạn thơ này.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên TP.HCM 2017 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1 (4 điểm)
Abraham Lincoln từng nói : Nếu tôi có 8 giờ để hạ một cái cây, tôi sẽ dành 6 giờ để mài sắc lưỡi rìu của tôi.
(Tuổi trẻ - Khát vọng và Nỗi đau, Rando Kim, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016)
Với góc nhìn của tuổi trẻ em có đồng ý với cách nghĩ trên?
Câu 2 (6 điểm)
HIỆU THUỐC DÀNH CHO TÂM HỒN
(tấm biển treo trước cửa một hiệu sách văn học)
Hãy viết về hiệu thuốc này theo trí tưởng tượng và trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học của em?
(Học sinh được tự do lựa chọn các phương thức biểu đạt (Nghị luận, tự sự, biểu cảm...) để làm câu 2.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1 (4 điểm)
1. Mở bài: “Mọi người sẽ quên rất nhanh việc bạn làm nhưng họ sẽ nhớ rất lâu bạn đã làm nó tốt thế nào”, một trong những bí quyết để ta được mọi người nhớ rất lâu, nó được nằm trong lời khuyên "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 giờ để mài rìu"
2. Thân bài
a. Giải thích:
- Chặt cây: hoàn thành công việc, một nhiệm vụ, một mục tiêu cụ thể ta phải hoàn thành
- Mài rìu: chuẩn bị các kĩ năng, kế hoạch, công cụ để hoàn thành mục tiêu đề ra
- 6 giờ – 4 giờ: thời gian hoàn thành và thời gian chuẩn bị.
Vậy: Cần chuẩn bị kế hoạch thật kĩ để hoàn thành tốt công việc.
b. Bàn luận:
- Tại sao chúng ta cần chuẩn bị kĩ?
+ Quan trọng nhất là nó đem lại cho chúng ta sự tự tin, gặp trở ngại chúng ta sẵn sàng đối mặt và chiến đấu.
+ Cây rìu sắc sau 4 giờ mài sẽ giúp ta thực hiện nhiệm vụ một cách vừa dễ dàng, thuận lợi, sau đó, cây rìu – kĩ năng đó ta có thể tái sử dụng cho lần nhiệm vụ sau, hoặc cho thế hệ sau.
+ Những người chuẩn bị kĩ cho công việc luôn được đánh giá là người cẩn thận, luôn được tin tưởng. Thậm chí, anh ta còn có ảnh hưởng rất tốt đến cộng đồng, là tấm gương tốt để mọi người học tập.
VD: Đi thi đại học. Một cuộc chiến. Một sản phẩm mới. Một cuộc đua.
- Nếu chúng ta vội vàng?
+ Chúng ta có thể luôn hồi hộp, lo lắng, sợ hãi trước khó khăn bất ngờ. năng suất làm việc của chúng ta sẽ thấp, thậm chí không có hiệu quả.
+ Những người vội vàng, thiếu nhẫn nại thường không được đánh giá cao, thiếu sự tin tưởng từ người khác, có thể dẫn tới sự thất bại của cả tập thể.
- Mở rộng nâng cao: Việc chuẩn bị kĩ không đồng nghĩa với sự thiếu quyết đoán, thiếu quyết đoán sẽ dẫn tới mất đi cơ hội. Hãy tham khảo ý kiến người khác cho kỹ càng trước khi bắt tay vào việc, và khi đã quyết định rồi thì hãy hành động ngay tức khắc
2. Kết bài:
Bài học cho giới trẻ:
+ Chuẩn bị thật kĩ, biết điểm mạnh điểm yếu của mình để thực hiện mục tiêu.
+ Quyết đoán và rứt khoát trong công việc.
Câu 2 (6 điểm)
I. Mở bài
Giới thiệu về tấm biển và vai trò của sách đối với tâm hồn con người.
II. Thân bài
a. Đọc sách vừa giúp ta có thêm tri thức, rèn luyện nếp nghĩ vừa giúp tâm hồn ta được thanh lọc.
* Đọc sách giúp mở mang trí tuệ:
- Sách cung cấp nguồn tri thức khổng lồ, được đúc kết nên rất cô đọng và chính xác: việc học từ sách rất thuận tiện vì sách có thể đọc ớ mọi nơi, mọi lúc.
- Nhưng đọc sách cần phải đúng phương pháp và đúng loại nếu không sẽ tốn thời gian và sức lực mà chẳng thu được gì.
- Đọc sách rèn luyện kĩ năng tự nghiền ngẫm, phân tích.
Nâng cao trí tuệ không chỉ là việc tiếp thu thêm tri thức mà còn nâng cao kĩ năng suy ngẫm, đánh giá.
* Đọc sách còn giúp nâng cao tâm hồn.
- Sách chuyên môn (Sách giáo khoa, Sách tham khảo...) giúp tự tin để vượt qua những gì mình cần phải làm trong cuộc sống.
- Sách về các lĩnh vực xã hội, cuộc sống, những cuốn tiểu thuyết giúp ta nhìn thấu cuộc đời, làm chủ được mình trước cuộc đời.
- Sách về các lĩnh vực văn hoá, địa lí, lịch sử giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời, nuôi dưỡng ước mơ,...
- Sách để giải trí: thơ văn, âm nhạc, truyện...
- Sống một cách vui vẻ, có ý nghĩa; nghĩa là đă nâng cao tâm hồn.
→ Tấm biển đã khẳng định giá trị của sách.
Vì vậy cần đọc nhiều sách, nhưng tuy vậy cũng cần phải đọc đúng sách và đúng phương pháp thì mới hiệu quả.
b. Viết về hiệu thuốc này theo trí tưởng tượng và trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học của bản thân.
Ví dụ : trải nghiệm sau khi đọc: Totto –chan: Cô bé bên cửa sổ.
Totto –chan: Cô bé bên cửa sổ là câu chuyện mà tác giả Tetsuko Kuroyanagi nhớ lại hồi còn đi học tại trường Tomoe Gakuen của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku.
Khi học lớp một, Totto-chan (tên thân mật hồi nhỏ của tác giả) đã bị cô giáo cho thôi học vì sự năng động và lạ lùng của mình. Thay vì ngồi học như các bạn cùng lớp, bé Totto lại đóng mở nắp bàn hàng trăm lần vì thấy nó thú vị hay đứng bên cửa sổ gọi đoàn hát rong đi qua. Điều này khiến mẹ của em phải tìm cho em một ngôi trường mới và bà cũng lo lắng không biết họ có đuổi con gái mình hay không. Nhưng trường Tomoe không giống như những ngôi trường khác: Lớp học là những toa tàu cũ, không có thời khóa biểu cố định mà học sinh thích học môn nào trước cũng được; Đặc biệt, học sinh ở đây ai cũng đặc biệt như Totto - chan và có một vài em bị khuyết tật.
Cuốn sách hay này là cái nhìn xa xăm về thuở ấu thơ, là nỗi tiếc nuối cho một nền giáo dục tuyệt vời đã qua và cũng thể hiện tình yêu mà tác giả Tetsuko dành cho người thầy đáng kính của mình. Hơn hết nó còn bộc lộ sự ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đối với những người đặc biệt như bé Totto. Không phải một cuốn sách giáo dục tầm cỡ nhưng Cô bé bên cửa sổ như bản cáo trạng thầm lặng về nền giáo dục không có kết quả và cũng để nhắc nhở hàng triệu người Nhật Bản về cách giáo dục mà trẻ em thực sự mong muốn.
Totto-chan bên cửa sổ mở ra cánh cửa thần tiên, đưa ta đến những góc nhìn vô tư của tuổi thơ: Về sự muôn màu của tình bạn trong sáng, về ngôi trường đặc biệt mà ta chót yêu hay đơn giản nhớ về tiếng chim hót trên quãng đường cắp sách tới trường. Đó còn là nơi ta soi lại chính mình, tìm lại kỷ niệm tưởng chừng đã bị lãng quên và ngủ yên mãi trong quá khứ.
III. Kết bài
- Sách vừa giá trị vừa dễ đọc.
- Hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình vào việc đọc sách khi chưa quá muộn.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên TP.HCM 2018 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1 (4 điểm):
Từ góc nhìn tuổi trẻ, em hãy viết bài văn với nhan đề:
"Sự kì vọng - áp lực hay động lực?"
Câu 2 (6 điểm):
Aristotle cho rằng: Phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ.
(Tôi tự học, Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ, 2013)
Xuân Diệu viết: Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non.
(Xuân Diệu - Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2009)
Theo em, cặp mắt trẻ thơ, đôi mắt xanh non có cần thiết đối với sáng tạo văn chương?
Bằng những trải nghiệm văn học, hãy trình bày câu trả lời của em.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1 (4 điểm):
Mỗi sáng, điều mà tôi luôn nghĩ đến trước tiên là mình nên làm gì cho ngày trôi nhanh đi, để rồi lại có thể mau chóng trở lại những giờ chợp mắt khi trước. Những giờ tôi chẳng phải nghĩ gì, cũng chẳng phải đối diện với những điều tôi vẫn hay thường thấy. Tôi biết tôi hèn nhát và kẻ hèn nhát như tôi đang cố tình trốn tránh thực tại. Một thực tại dẫu đẹp nhưng cũng lắm khi khắc nghiệt vô cùng.
Chúng tôi, những kẻ đang từng bước tìm hiểu cuộc đời bằng tất cả hành trang tích lũy được khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là vốn kiến thức có dần qua năm tháng, đó là những câu chuyện mộng mơ về một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi từng thấy rất nực cười khi chẳng hiểu tại sao mình lại phải ôm đồm cả mười mấy môn cùng một lúc, rồi nghe người lớn nói về tương lai nếu tôi chẳng chịu học hành đàng hoàng.
Tôi biết, tất cả chúng ta, những người đang vẫn còn nồng nhiệt sức trẻ và những người đã qua lâu rồi cái thuở hừng hực lửa cháy trong người hay cả những người đang chuẩn bị tiếp thêm cho mình nguồn nhiệt rực cháy ấy nữa, chúng ta đều trải qua chung những cảm xúc muốn bung mình. Là sự kỳ vọng từ những người xung quanh, là ông là bà là ba là mẹ,...
Rằng sự kỳ vọng rốt cuộc là áp lực hay động lực cho chúng ta.
Dạo gần đây, trên những tờ báo điện tử, thông tin về kỳ tuyển sinh vào mười vừa rồi luôn có đủ. Điều khiến mọi người bất ngờ nhất chính là đề thi năm nay khá lạ, và đặc biệt là tập trung vào các vấn đề thực tiễn cao hơn. Tôi đã xem thử đề thi năm nay và cũng phải òa lên vì thấy thích thú. Thật sự mọi thứ rất tốt! Đề thi rất ổn, nhưng còn các em?
Trong đề thi văn có một câu thế này:"Sự kỳ vọng - áp lực hay động lực?", liệu các em sẽ trả lời thế nào khi chính các em đang nằm trong sự kỳ vọng đó. Mà không những các em, ngay cả chúng ta cũng đang như thế. Chúng ta nằm trong sự kỳ vọng của người thân và vẫn đang tự nhủ bản thân từng ngày để không lãng quên đi điều đó. Để rồi mệt mỏi, để rồi suy sụp khi tự mình dập tắt sự kỳ vọng đó đi...
Tôi vẫn hay ngồi một mình, ngẫm nghĩ về đủ điều trước giờ G. Tôi luôn thấy tay chân mình bồn chồn, khó chịu khi mỗi lần đứng trước kỳ thi quan trọng hay vấn đề đòi hỏi nhiều kỹ năng. Mỗi lần như thế, tôi lại sợ mình thất bại. Chẳng phải chỉ mỗi mình mình buồn bã mà ba mẹ mình cũng sẽ như thế, đúng không? Rằng kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng nhiều hơn.
Suốt những chặng đường qua, tôi đã nhận được sự kỳ vọng từ mọi người. Và bản thân tôi luôn thấy ngột ngạt khi có ai đó nói rằng họ tin tưởng ở tôi, rằng tôi chắc chắn sẽ làm được. Những sự kỳ vọng bé xíu xiu lớn dần theo năm tháng tôi trưởng thành, cũng như lớn dần theo sự thành công của những người trẻ khác.
Khi mọi người càng kỳ vọng vào chúng ta, phải chăng chúng ta lại càng có cảm giác muốn làm họ thất vọng. Ta muốn một lần phá nát mọi thứ để mọi người thôi kỳ vọng vào mình, nhưng cuối cùng mình lại không nỡ. Chúng ta sợ mình sẽ cảm thấy có lỗi và sẽ thấy ân hận nhiều điều..
Những người trẻ chúng ta, phải chăng đều mắc cùng chung một loại "bệnh", rằng ghét sự kỳ vọng nhưng lại mong sẽ có người kỳ vọng cho mình vào một lúc nào đó. Và rồi cảm thấy gánh nặng đang chồng chất ngày một nhiều trên vai. Rồi lại cảm thấy khó chịu, cảm thấy căm ghét nó. Nhưng lòng lại chợt muốn ai đó kỳ vọng mình, cho mình một niềm tin nào đó. Sự tuần hoàn ấy cứ tiếp tục diễn ra, kéo theo những lần sảy chân trước nẻo đường trơn trợt.
Tôi từng hỏi một cậu bạn, rằng cậu ấy liệu từng có áp lực nào từ phía gia đình hay không. Cậu bạn ấy, người luôn khiến người khác phải trầm trồ ngưỡng mộ. Cậu ấy đã lặng lẽ hồi lâu và rồi khẽ khàng cất giọng rằng chúng ta ai mà chẳng có. Bạn biết không, điều mà cậu ấy gặp phải cũng như chúng ta. Khi sự kỳ vọng từ gia đình khiến mình luôn nghẹt thở. Từng chút từng chút một như bóp nghẹn lấy ước mơ và khao khát tự do của chính mình. Cậu ấy bảo dù cậu ấy chán ghét điều đó, nhưng cậu ấy chưa bao giờ muốn điều đó vụt khỏi tầm tay.
Tại sao lại sinh ra sự kỳ vọng? Tại sao cuộc đời chúng ta ít nhiều gì cũng phải trải qua sự kỳ vọng vài lần. Rốt cuộc là tại sao?
"Cuộc đời chính là như thế. Sự kỳ vọng được sinh ra là để khiến con người ta cảm thấy khó chịu mà. Nhưng bạn biết không? Sự kỳ vọng ấy đồng thời cũng khiến con người ta như thấy được sinh ra thêm một lần nữa."
Người trẻ chúng ta, tôi và bạn, liệu chăng từng cảm thấy mạnh mẽ hơn khi luôn có hậu phương làm điểm tựa vững chắc cho niềm tin của chính mình? Chúng ta có bao giờ nhận ra mình đã mạnh mẽ hơn, tự tin hơn thật nhiều hay chưa? Được bao lần? Một lần, hai lần,... hay vẫn chưa?
Cứ mỗi lần nhớ tới nụ cười ngọt ngào của mẹ cùng cái nhìn im lặng không nói gì của ba, mình đã từng bùng lên một ý chí nào đó phải không? Đột nhiên mình muốn hoàn thành tốt việc của riêng mình để những lo lắng chẳng còn hiện hữu nơi hậu phương vững chắc. Mình cứ muốn thấy lại hoài nụ cười ấy, thấy lại hoài cái nhìn im lặng chất chứa nhiều điều kia.
Dẫu rằng trước đây mình không hề thích chuyện nhận được sự kỳ vọng, nhưng mình không thể phủ nhận rằng sự kỳ vọng đã giúp mình thật nhiều. Một bên là áp lực, một bên là động lực để bản thân mình tiến tới. Chúng ta đang nằm ở nẻo đường nào của hai thái cực đó đây?
Bài học cuộc đời dành tặng cho mình chẳng khi nào có thể đếm xuể. Về niềm tin, hi vọng, áp lực hay là cả động lực.
"Bản thân chúng ta rất ghét sự kỳ vọng thái quá từ ai đó, nhưng chúng ta chưa từng nhìn lại mình, rằng mình đã từng kỳ vọng vào bản thân mình hay chưa? Khi mình chưa trao cho mình niềm tin đó thì tại sao mình lại cấm người khác giữ niềm tin nơi mình?
Đôi khi, chúng ta đã tập trung quá nhiều vào việc khiến người khác hài lòng và việc làm bản thân chùn bước mà không hề hay biết rằng mình đã bỏ qua thật nhiều điều. Sự kỳ vọng, áp lực hay động lực ư? Đối với chúng ta, những điều đó vốn không nên bận tâm nhiều đến. Chúng ta hãy cứ nghĩ mình là chính mình. Sự kỳ vọng ấy hóa ra cũng chỉ là suy nghĩ của mọi người dành cho mình mà thôi.
Có người từng nói rằng mình cứ sống trọn vẹn cuộc đời mình, cứ đừng thích hoặc đừng ghét quá việc gì cũng như đừng bận tâm quá đến vấn đề nào đó. Giống như bây giờ, trong suy nghĩ mình sự kỳ vọng đã chiếm phân nửa mảng tiêu cực và đôi lúc là cả phân nửa mảng tích cực kia. Bởi vì mình cứ nghĩ đến sự kỳ vọng đó nên nó mới theo đuổi mình đến cùng tận. Nếu như bây giờ mình chẳng bận tâm nhiều về nó, mình cứ làm những điều mình thích thì thử xem, nó có còn ảnh hưởng tới mình nhiều như thế nữa hay không.
Tôi biết bạn đang phân vân nhiều điều, rằng nếu không bận tâm đến sự kỳ vọng đó thì mình sẽ thế nào? Và bằng cách nào để thôi không bận tâm.
Chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề theo lối cá nhân hóa mọi thứ. Rằng sự kỳ vọng đã ảnh hưởng đến chúng ta ở một góc độ nhất định. Bây giờ, hãy xây cho mình một tấm chắn ngăn không cho sự kỳ vọng đó đánh úp vào mình. Cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên như cái cách nó vốn phải thuộc về.
Thôi bận tâm về nó, hãy tập trung vào việc của riêng mình. Nhưng trước tiên bạn cần biết việc của mình là gì trước đã. Mọi thứ mình để lại đằng sau và mình cứ hoàn thành tốt việc của mình là được.
À thì việc đó có hay không sự kỳ vọng cũng không ảnh hưởng nhiều đến mình, bởi lẽ đó là việc của riêng mình. Việc mình sẽ hoàn thành dù có hay không điều đó.
Bây giờ, hãy buông bỏ xuống những suy nghĩ tiêu cực kia. Vươn vai một cái và bắt tay vào việc của chính mình. Đừng để mọi người biến sự kỳ vọng thành áp lực cho bạn. Công nhận, sự kỳ vọng khi trở thành động lực tốt thật nhưng có điều tốt quá lại mất hay. Nhận được nhiều sự kỳ vọng, trở thành nguồn động lực to lớn sẽ càng khiến mình có cảm giác muốn thành công. Nhưng người trẻ chúng ta hiện nay, lại không muốn gò bó mình trong một khuôn khổ như thế.
Chúng ta muốn được làm những điều mình yêu thích. Chúng ta muốn sống trong một không gian mà tự do luôn là điều được coi trọng. Quan trọng nhất, chúng ta trẻ và chỉ thế thôi. Cho phép bản thân phạm sai lầm, cho phép bản thân được trải nghiệm. Từng chút, từng chút một. Đừng để bất cứ điều gì cản trở bước chân của chúng ta. Làm điều mình thích, mình tự tin trước đã. Quan trọng là mình nghĩ thế nào về mình thôi. Hãy vững tin và luôn luôn bình tĩnh.
"Sự kỳ vọng cuối cùng là áp lực hay động lực? Đến tận bây giờ vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn nào cả. Nhưng mọi thứ sinh ra đều có nguyên nhân và đều có sự ảnh hưởng nhất định. Lái nó đi theo hướng của riêng mình, chẳng có gì là chúng ta không làm được cả."
Câu 2 (6 điểm):
Đây là câu nghị luận văn học đưa ra 2 câu thơ: Phải biết nhìn đời bằng cặp mắt trẻ thơ (Aristotle) và Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non (Xuân Diệu) và yêu cầu: Cặp mắt trẻ thơ, đôi mắt xanh non có tác động thế nào đến văn chương, từ đó nêu lên suy nghĩ của bản thân.
Đề bài đòi hỏi các em phải có sự cảm nhận, am hiểu lý luận, bao gồm cả hiểu biết về lịch sử văn học, có kiến thức từ văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Đối với phần liên hệ bản thân, ở câu này hướng các em đến cái nhìn tích cực trong cuộc sống, về định hướng trong văn hóa đọc, nên đọc những cuốn sách có thể tạo ra cho mình cái nhìn tích cực, hình thành nhân cách tốt.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên TP.HCM 2019 có đáp án
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
Khối chuyên
Thời gian: 120 phút
Câu 1 (4 điểm)
“Một trong những lời khuyên tệ nhất trên đời là: “Hãy theo đuổi đam mê”. Lời khuyên đó rất tồi vì thực sự nhiều người không giỏi trong lĩnh vực họ đam mê”. Đây là quan điểm của ông Mark Cuban – một tỉ phú Mĩ có khối tài sản trị giá hơn 3 tỉ USD, sở hữu câu lạc bộ bóng rổ Dallas Mavericks và là một ngôi sao của chương trình truyền hình thực tế “Shark Tank”.
“Tôi từng đam mê trở thành vận động viên bóng chày. Rồi tôi nhận ra cú ném bóng nhanh nhất của mình chỉ đạt 70 dặm/giờ, trong khi các tay ném chuyên nghiệp đạt vận tốc trên 90 dặm/giờ” – ông Cuban đưa ra dẫn chứng từ bản thân.
Có những đam mê chỉ nên dừng lại ở sở thích, một người chỉ thành công khi biết khai thác thế mạnh của mình. Đừng cố chấp theo đuổi đam mê.
(Theo Phúc Long, Tỉ phú Mỹ nói sốc: “Theo đuổi đam mê là lời khuyên dối trá”, Báo Tuổi Trẻ, ngày 20/ 02/ 2018)
Còn em, em nghĩ như thế nào về việc theo đuổi đam mê? Từ những suy nghĩ riêng của em, hãy viết bài văn đối thoại với tỉ phú Mark Cuban.
Câu 2 (6 điểm)
Nỗi nhớ bắt đầu từ những điều giản dị, thân quen, từ vầng trăng nghĩa tình năm nào (Ánh trăng – Nguyễn Duy), từ hình ảnh làng quê thân yêu (Làng – Kim Lân), từ bếp lửa ấp iu nồng đượm (Bếp lửa – Bằng Việt), từ những tháng ngày hồn nhiên trong ngôi nhà nhỏ ở Hà Nội (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê),…
Nỗi nhớ có lúc đầy lúc vơi, lúc trào dâng mạnh mẽ, lúc lặng lẽ dịu êm,…
Nỗi nhớ khiến con người nhận ra bao điều; khiến con người yêu thêm, hiểu thêm những giá trị cuộc sống để thấy đời mình ý nghĩa hơn,…
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề: “Hành trình của nỗi nhớ”.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1 (4 điểm)
- Giải thích: “đam mê” : sở thích mãnh liệt, cao độ. Theo lẽ thông thường, con người sẽ luôn nỗ lực theo đuổi đam mê. Thế nhưng tỉ phú Mĩ lại khuyên các bạn trẻ “đừng cố chấp theo đuổi đam mê” bởi vì “một người chỉ thành công khi biết khai thác thế mạnh của mình và đam mê không phải lúc nào cũng đi đôi với sở trường.
- Bàn luận:
+ Không hẳn cứ theo đuổi đam mê thì sẽ đạt được thành công. Thành công chỉ đến khi con người phát huy được năng lực của mình. Nếu chỉ có sự yêu thích mà không có khả năng trong lĩnh vực mình yêu thích thì chắc chắn con người không thể làm tốt công việc, thậm chí còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, thay vì làm điều mình đam mê, hãy lựa chọn đúng sở trường của mình để phát huy.
+ Tuy nhiên, giá trị của đam mê không chỉ ở chỗ nó mang đến thành công cho con người mà quan trọng hơn, nó giúp con người có được niềm vui trong cuộc sống. Được theo đuổi đam mê, dù kết quả có ra sao, nhiều người vẫn cảm thấy hài lòng, hạnh phúc. Hơn nữa nếu không theo đuổi đam mê, cả đời chúng ta sẽ luôn cảm thấy luyến tiếc vì đã bỏ lỡ những mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Nhiều khi chính đam mê cao độ sẽ khiến ta có thể vượt qua những hạn chế của bản thân để tiến xa hơn trong một lĩnh vực nào đó.
+ Phê phán những người vội buông bỏ đam mê ngay khi chưa thấy triển vọng thành công cũng như những người cứ cố gắng theo đuổi những điều mình không có khả năng thực hiện, từ đó gây ra những hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động: nhận thức được tầm quan trọng của đam mê trong cuộc sống; cố gắng theo đuổi đam mê khi còn có thể, biết từ bỏ khi đam mê không thể mang lại những giá trị tốt đẹp,…
Câu 2 (6 điểm)
- Giải thích: hành trình của nỗi nhớ: là một hành trình có khởi điểm (bắt đầu từ những điều giản dị, thân quen), có quá trình (lúc đầy lúc vơi, lúc trào dâng mạnh mẽ, lúc lặng lẽ dịu êm,…), có giá trị, ý nghĩa sâu sắc (khiến con người nhận ra bao điều; khiến con người yêu thêm, hiểu thêm những giá trị cuộc sống để thấy đời mình ý nghĩa hơn,…)
→ Đây là một nhan đề mang nhiều sức gợi, tạo được sự đồng cảm ở người đọc.
- Bàn luận:
+ Văn học phản ánh hiện thực mà con người là trung tâm của hiện thực nên con người sẽ là đối tượng hướng tới của văn học. Khi viết về con người, văn học không dừng lại ở việc miêu tả vẻ bề ngoài mà chú ý đến đời sống tình cảm với nhiều biểu hiện phong phú, sinh động. Một trong những tình cảm sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa chính là nỗi nhớ.
+ Văn học chân chính phải có khả năng lay động tâm hồn và tác động đến nhận thức của con người. Chính vì vậy, nỗi nhớ được nhắc đến trong văn học phải có chiều sâu, có quá trình, có giá trị nhân sinh tích cực, đem đến nhiều sự vỡ lẽ về nhận thức cho người đọc.
- Phân tích một số tác phẩm để thấy hành trình của nỗi nhớ. Có thể chọn những tác phẩm được gợi ý trong đề bài hoặc những tác phẩm bên ngoài (kể cả tác phẩm ngoài SGK). Cần thấy được nỗi nhớ trong tác phẩm không phải là một khoảnh khắc, một phút bất chợt mà là cả quá trình với nhiều diễn tiến, kết quả của quá trình ấy là những tác động tích cực đến tâm hồn con người.
Một số gợi ý:
+ Trong bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã tái hiện những kỉ niệm sâu sắc với vầng trăng từ hồi nhỏ cho đến hồi chiến tranh ở rừng. Cũng có lúc vầng trăng bị nhân vật trữ tình lãng quên nhưng rồi vầng trăng ấy lại trở về vẹn nguyên trong nỗi nhớ khiến con người thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao và biết rút ra bài học về lẽ sống chung thủy cho mình.
+ Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, ông Hai dù đi xa vẫn luôn nhớ về làng, về những ngày sống gắn bó cùng anh em đồng chí, nỗi nhớ biến thành nỗi hờn tủi khi nghe tin làng theo giặc và vỡ òa thành niềm sung sướng khi biết người Chợ Dầu vẫn một lòng với kháng chiến. Nỗi nhớ làng sâu nặng đã thể hiện sự gắn bó với quê hương và vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai.
+ Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, người cháu đã nhớ về những tháng ngày vất vả, gian khổ, gắn bó cùng bà bên bếp lửa tuổi thơ. Nỗi nhớ ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
+ Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, giữa chiến trường khốc liệt, nhân vật Phương Định vẫn nhớ về những tháng ngày hồn nhiên ở Hà Nội. Nỗi nhớ như cơn mưa rào tưới mát tâm hồn, giúp cô có những phút giây êm dịu giữa những ngày mưa bom bão đạn, khiến cô thêm lạc quan, yêu quý tuổi trẻ của mình và gắn bó với quê hương đất nước.
- Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:
Một số gợi ý:
+ Hành trình của nỗi nhớ cũng chính là hành trình nhân vật tự nhận thức, hành trình người đọc xúc động, suy ngẫm và khám phá ra nhiều giá trị trong đời sống. Đây cũng chính là điều làm nên chiều sâu nội dung tư tưởng cho tác phẩm.
+ Muốn tái hiện lại hành trình của nỗi nhớ, nhà văn cần có vốn sống phong phú, tình cảm dạt dào và tài năng nghệ thuật. Muốn cảm nhận được hành trình của nỗi nhớ trong tác phẩm, người đọc phải có trình độ thưởng thức văn học và trái tim biết rung cảm.