Tài liệu Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 130k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)
c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)
Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)
b. Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó
+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)
+ Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)
+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)
c. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc...
- Nội dung
* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)
* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)
*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)
* Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt....(0,5đ)
Câu 2 (6 điểm)
Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó.
Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em
Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Phần mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm .
- Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.
Phần thân bài:
Vẻ đẹp của Phương Định
- Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm.
- Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.
( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)
- Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ.
Nghệ thuật
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật;
- Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt.
Phần kết bài:
- Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.
- Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.
(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9)
Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì ? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc ? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. (2,0 điểm)
Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5,0 điểm)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM)
1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết: lặp từ ngữ.
2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”.
3. Vì sách có nhiều loại, nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, giải trí, giáo khoa…Mỗi chúng ta cần biết mình ở độ tuổi nào, có thế mạnh về lĩnh vực gì. Xác định được điều đó ta mới có thể tích luỹ được kiến thức hiệu quả. Cần hạn chế việc đọc sách tràn lan lãng phí thời gian và công sức…
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1:
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, HS viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ về lợi ích của việc đọc sách. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề : lợi ích của việc đọc sách.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thực hiện tốt phương thức lập luận. Có thể viết đoạn văn theo các ý sau:
- Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh.
- Sách với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt.
- Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài.
- Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy.
- Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2:
Viết bài văn thuyết minh
Đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Sử dụng phương pháp lập luận phân tích.
b. Xác định đúng đối tượng phận tích (Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương).
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác.
- Giới thiệu giá trị đặc sắc của bài thơ.
2. Thân bài
* Khổ thơ thứ nhất
- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác:
+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.
+ Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa.
+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt chia li.
+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.
* Khổ thơ thứ hai
- Hai câu thơ đầu:
“Ngày ngày .....trong lăng rất đỏ.”
+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.
+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.
- Ở hai câu thơ tiếp theo:
“Ngày ngày ......mùa xuân”
+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.
+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.
+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.
* Khổ thơ thứ ba
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:
“Bác nằm trong ..... dịu hiền”
+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.
+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết... ở trong tim...
+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.
+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác.
* Khổ thơ cuối
Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động Mai về miền Nam thương trào nước mắt.
+ Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ.
+ Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên Người:
“Muốn làm.... chốn này”
Điệp ngữ muốn làm được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người. Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người.
3. Kết bài.
- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
- Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
Câu 1. (1.5 điểm)
a. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích.
b. Nếu lược bỏ thành phần biệt lập đó, thì nội dung câu có thay đổi không?
Câu 2. (1.5 điểm)
a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
b. Tác phẩm đó được sáng tác năm nào?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 3. (2.0 điểm)
Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích ở phần: Đọc hiểu văn bản.
Câu 4. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm) :
Câu 1:
a.- Xác định: “Chắc có”
- Gọi tên: thành phần tình thái.
b. Nếu lược bỏ thành phần tình thái đó thì nội dung của câu vẫn không thay đổi.
Câu 2:
a.- Những ngôi sao xa xôi
- Lê Minh Khuê
b. Truyện: “Những ngôi sao xa xôi” được sáng tác năm 1971.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 3:
Học sinh có thể trình bày cảm nhận với những nội dung khác nhau, cảm nhận phải xuất phát từ đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Cần đạt các ý sau:
+ Trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt, nhân vật “tôi” vẫn bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua chính mình, vượt qua hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nhân vật “tôi” là biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Yêu nước, anh hùng.
Câu 4:
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nhận về đoạn thơ nêu trên đề bài.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
a. Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và đoạn thơ.
b. Cảm nhận về đoạn thơ
Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
- “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
- Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.
Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
- Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
- Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
- Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Nội dung: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên của đất trời. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước sau chiến tranh, đất nước hòa bình và xây dựng cuộc sống mới.
- Nghệ thuật: đảo trật tự cú pháp, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
(2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.
(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.50 điểm)
Câu 2: Xác định khởi ngữ trong câu “Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể.” (0.50 điểm)
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau “Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.”, gọi tên thành phần biệt lập, chỉ ra từ ngữ biểu hiện. (1.0 điểm)
Câu 4: Từ văn bản đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ của dịch virus Corona (COVID – 19) hiện nay? (Hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải .
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD 2005, trang 55-56)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Khởi ngữ: Đối với vi trùng
3
-Thành phần phụ chú
- người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt
4
(1) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25đ
(2) Triển khai vấn đề nghị luận đảm bảo khoảng 3-4 ý đạt 0,5đ, chỉ nêu 1-2 ý đạt 0,25đ
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh; khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
– Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây.); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
– Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…
–Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. Lối sống vui vẻ, lạc quan.
(3) Sáng tạo. Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25đ)
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
a. Đảm bảo cấu trúc nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân quê hương xứ Huế và mùa xuân của đất nước, ước nguyện cống hiến cho đời
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích…
* Cảm xúc về mùa xuân quê hương xứ Huế
+ Mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời (một dòng sông, một bông hoa, tiếng chim hót).
+ Niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp.
+ Sự trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống.
* Cảm xúc về mùa xuân đất nước
+ Đất nước mới, trẻ (xuân, lộc) trong khí thế tưng bừng, rộn rã (hối hả, xôn xao) với hai nhiệm vụ : bảo vệ và xây dựng.
+ Niềm tin mãnh liệt vào tương lai (Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước).
* Ước nguyện cống hiến cho đời
-Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác,nhỏ nhoi, giản dị mà cảm động, chân thành: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm
+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người,hóa thân cái tôi riêng vào cái ta chung của cộng đồng.
+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
- Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.
-Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.
+-Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng,như một lời khẳng định với lòng-cống hiến suốt cả cuộc đời.
→ Tình yêu đời,niềm tin, lạc quan-đáng trân trọng.
- Nghệ thuật :
+ Ngôn ngữ : giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh.
+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác ; nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ - con chim hót , cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ-biểu tượng tinh túy, có ý nghĩa ; điệp ngữ- ta làm, dù là )
+ Giọng thơ tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống…
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Phần Văn - Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
“Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Tác giả của văn bản đó là ai?
b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn ?
Câu 2: (3 điểm)
Đọc đoạn thơ:
“...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
a. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn thơ?
b. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ đó.
II. Phần Tập làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I. Phần Văn- Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
a.Đoạn văn được rút từ văn bản “Bố của Xi Mông”
Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng
b. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
- Phép lặp: Em
- Phép nối: Nhưng
Câu 2: (3 điểm)
a.Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: Ngày ngày
- Ẩn dụ: mặt trời trong lăng.., tràng hoa
- Hoán dụ : bảy mươi chín mùa xuân
b. Phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ
- Dùng phép điệp “ngày ngày” gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ “ măt trời trong lăng rất đỏ” Bác được ví như măt trời- là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời TN. Cách nói đó vừa ca ngợi ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: Dòng người vào viếng Bác đi thành đường trồngwị liên tưởng đến tràng hoa. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời..Tràng hoa ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết lên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác, thể hiện lòng thành kínhthiết tha của nhân dân với Bác.
- Hình ảnh hoán dụ “ Bảy mươi chín mùa xuân”: Bác đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên mùa xuân cho đất nước, cho con người.
II. Phần Tập làm văn (6 điểm)
Câu 3:
a. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”.
+ Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. Thân bài
* Hình ảnh người lính hiện lên hết sức chân thực.
- Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.
* Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
- Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
C. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
-Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.
(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?
Phần II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1
- Biện pháp tu từ: Liệt kê:
- Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thiên tai, những tổn hại ô nhiễm thiên nhiên, đất đai sông ngòi. Cần có những hành động thích dáng để bảo vệ thiên nhiên.
Câu 2
- Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
- Con người xả rác và các chất thải bừa bãi ra sông ngòi, biển cả, các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí và khó phân hủy,
Phần II. Làm văn
Câu 1:
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu,..
* Yêu cầu về nội dung:
Nêu vấn đề cần nghị luận: con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên
1 Giải thích:
- Sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Bàn luận:
- Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên nhiên. Có thể nói, con người và thiên nhiên có mối quan hệ không thể tách rời: giúp tinh thần ta được bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công việc: cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người: không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được. Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người, trái đất sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Phần này học sinh tự đưa ra điều cần làm của bản thân mình và lí giải hợp lí, thuyết phục
3. Phản đề
Phê phán những hành động thờ ơ hủy hoại thiên nhiên
4. Bài học:
- Sống hòa hợp với thiên nhiên là lối sống đáng được đề cao, trân trọng. Thiên nhiên là ngôi nhà chung của con người. Bởi thế, bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
- Bắt tay thực hiện ngay bằng những hành động cụ thể…
Câu 2:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ.
*Yêu cầu về kiến thức
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ
2. Ý nghĩa nhan đề:
- Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
- Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.
3. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
- “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
- Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.
4. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
- Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
- Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
- Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.
*Nhận xét, đánh giá
- Nội dung: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên của đất trời. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước sau chiến tranh, đất nước hòa bình và xây dựng cuộc sống mới.
- Nghệ thuật: đảo trật tự cú pháp, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc
- Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảmbảo quy tắc chính tả, dung từ đặt câu
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Phần I: Đọc-hiểu văn bản: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng
Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.
(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân)
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”.
Câu 4.
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân”.
Đoạn thơ trên đã gợi cho Anh/chị tình cảm gì của tác giả đối với người chiến sĩ giải phóng quân?
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
1. Dựng đoạn văn ngắn: Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh (2 điểm)
2. Đề làm văn: (5 điểm)
Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Phần I: Đọc-hiểu văn bản (3 điểm)
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. (1 đ)
Câu 2: 0,5 đ)
- Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh (0,25đ)
– Hiệu quả: làm nổi bật tư thế hiên ngang của người chiến sĩ mặc dù đã hy sinh (0,25đ)
Đoạn thơ “Không một…………giải phóng quân” Gợi tình cảm gì của tác giả đối với anh giải phóng quân? (thể hiện thái độ ngưỡng mộ, khâm phục đối với người chiến sĩ ) ( 0,5 đ)
Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn,…) ( 0,5 đ)
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
1/ Dựng đoạn văn (2 đ)
2/ Tập làm văn: (5 đ)
* Yêu cầu chung:
1.Nội dung:
- Kiểu văn bản: nghị luận tác phẩm văn học.
- Vận dụng các kĩ năng: phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
2.Hình thức:
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: nghị luận về tác phẩm văn học.
- Hình thức viết bài:
- Bài viết nghị luận tp văn học..
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, vấn đề bàn luận ...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng anh giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ.
* Đáp án chấm:
- Mở bài: (0,5 điểm)
Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
-Thân bài: (4 điểm)
1. Tình cảm của cha con ông Sáu: ( 3 đ)
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:( 0,5 đ)
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng: (2,5đ)
* Bé Thu rất yêu ba:(1 đ)
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt: (1,5đ)
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh ( 1 đ)
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng ; là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài (0,5 điểm)
- "Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 117)
Câu 1. (1.0 điểm)
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1.0 điểm)
Xét về cấu trúc, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3. (1.0 điểm)
Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích.
Câu 4. (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay (viết từ 5 đến 7 dòng).
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Câu 5. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác )
............ Hết ...............
ĐÁP ÁN GỢI Ý
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) :
Câu 1:
- Xác định: “Chắc”
- Gọi tên: thành phần tình thái
Câu 2:
- Câu đơn
- Vì đây là câu có một cụm chủ - vị
Câu 3: Học sinh có thể trình bày cảm nhận với những nội dung khác nhau , cảm nhận phải xuất phát từ đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Cần đạt các ý sau:
+ Trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt, nhân vật “tôi” vẫn bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua chính mình, vượt qua hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nhân vật “tôi” là biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: yêu nước, anh hùng
Câu 4: Học sinh cần nêu lên được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm đối với đất nước miễn sao suy nghĩ phù hợp với nội dung được gợi ra từ đoạn trích và không trái với các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật…Sau đây là một vài gợi ý:
- Thể hiện niềm tự hào, ý thức noi gương thế hệ cha anh.
- Thể hiện nỗ lực học tập, rèn luyện để trưởng thành, đóng góp vào xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Cảm nhận về đoạn thơ nêu trên đề bài.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
a. Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ
b. Cảm nhận về đoạn thơ
* Khổ 1.
- Khổ thơ là những suy cảm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng”, “trời xanh” là một ẩn dụ về tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp tâm hồn và sự bất tử của Bác.
- Khổ thơ còn bày tỏ cảm xúc đau xót, tiếc thương của nhà thơ về sự ra đi của Bác.
* Khổ 2.
- Niềm xúc động chân thành, dạt dào khi phải rời xa Bác.
- Ước nguyện của nhà thơ được “làm con chim hót quanh lăng Bác”, được làm “đóa hóa tỏa hương”, được làm “cây tre trung hiếu” bên lăng như là một khát vọng sống xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.
* Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, nhạc tính; giọng thơ chân thành, tha thiết; các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nội dung, cảm xúc.
d. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ là những xúc cảm chân thực của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Qua đó, thể hiện niềm tôn kính và khát vọng sống xứng đáng với Bác.
- Đoạn thơ còn có sức lan tỏa trong tâm hồn người đọc, người nghe bởi âm hưởng thiết tha, sâu lắng.
4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.
(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?
Phần II. Làm văn
Câu 1 (3 điểm)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1
- Biện pháp tu từ: Liệt kê:
- Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thiên tai, những tổn hại ô nhiễm thiên nhiên, đất đai sông ngòi. Cần có những hành động thích dáng để bảo vệ thiên nhiên.
Câu 2
- Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.
- Con người xả rác và các chất thải bừa bãi ra sông ngòi, biển cả, các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí và khó phân hủy,
Phần II. Làm văn
Câu 1
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu,..
* Yêu cầu về nội dung:
Nêu vấn đề cần nghị luận: con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên
1 Giải thích:
- Sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Bàn luận:
- Con người không thể sống tách mình ra khỏi thiên nhiên. Thiên nhiên luôn có mặt trong đời sống con người. Mọi nguồn sống của con người đều lấy từ thiên nhiên. Có thể nói, con người và thiên nhiên có mối quan hệ không thể tách rời: giúp tinh thần ta được bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng cho công việc:cung cấp cho con người những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cho con người: không có thiên nhiên, con người không thể tồn tại được.Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống con người, trái đất sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
- Phần này học sinh tự đưa ra điều cần làm của bản thân mình và lí giải hợp lí, thuyết phục
3. Phản đề
Phê phán những hành động thờ ơ hủy hoại thiên nhiên
4. Bài học:
- Sống hòa hợp với thiên nhiên là lối sống đáng được đề cao, trân trọng. Thiên nhiên là ngôi nhà chung của con người. Bởi thế, bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả chúng ta.
- Bắt tay thực hiện ngay bằng những hành động cụ thể…
Câu 2:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ.
*Yêu cầu về kiến thức
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn thơ
2. Ý nghĩa nhan đề:
- Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
- Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.
3. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
- “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
- Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.
4. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước
- Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
- Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
- Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
- Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.
*Nhận xét, đánh giá
- Nội dung: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên của đất trời. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước sau chiến tranh, đất nước hòa bình và xây dựng cuộc sống mới.
- Nghệ thuật: đảo trật tự cú pháp, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc
- Chính tả, dùng từ đặt câu
Đảmbảo quy tắc chính tả, dung từ đặt câu
- Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Bộ 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 - Đề 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2
Năm học 2023 - 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.
- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.
Lập tức, chàng trai làm theo.
- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.
Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:
- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. .
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.
Người thầy chậm rãi nói:
-Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
(Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnetVm, 17/06/2015)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “ hòa tan” trong văn bản ?
Câu 4 (1,0 điểm): Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)
ĐÁP ÁN GỢI Ý
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
1
- Phương thức biểu đạt chính tự sự
2
- Chàng trai đã tuân thủ phương châm lịch sự: cách nói chuyện tôn kính với thầy mình
3
- Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời
- Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người
4
- Bài học rút ra. Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách, thành công phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi người. Thái độ sống tích cực sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh, giúp ta khám phá khả năng vô hạn của bản thân. Chúng ta không nên sống bi quan, chán nản mà phải sống lạc quan, yêu đời, hãy mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hòa tan
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
*Giải thích vấn đề:
- Lạc quan là một trạng thái cảm xúc tích cực, luôn yêu đời, xem cuộc đời là đáng sống, luôn giữ một niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, phiền muộn, gian truân.
* Bàn luận vấn đề:
- Vì sao con người cần phải có tinh thần lạc quan:
+ Cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, trí tuệ minh mẫn, hành động đúng đắn đề giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp.
+ Sống lạc quan giúp con người trở nên can đảm, tự tin vào bản thân, | tâm hồn phong phú rộng mở, sống có ích, họ luôn học hỏi được những
kinh nghiệm quý giá kể cả trong thành công hay thất bại.
+ Thái độ sống lạc quan giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tích cực của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người sống bi quan không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống.
+ Lạc quan là biểu hiện của thái độ sống đẹp, được mọi người yêu quí, trân trọng.
- Trong cuộc sống có biết bao người phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ luôn lạc quan, kiên cường vượt lên và chiến thắng (HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận)
- Mở rộng vấn đề: Cần lên án những người sống bi quan gặp khó khăn là chán nản, buông xuôi, họ sẽ thất bại trong cuộc sống. Tuy nhiên lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Cần nuôi dưỡng, phát huy tinh thần lạc quan, thực hiện ước mơ trong cuộc sống, hãy có niềm tin vào bản thân không gục ngã trước khó khăn, có ý chí nghị lực vươn lên, biết chia sẻ với mọi người và luôn tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
+Liên hệ bản thân.
Câu 2:
I. Mở bài.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về giá trị của bài thơ
- Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ
II. Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau:
Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác
Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh của dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
- Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ:
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài.
+ Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác
- Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của Người.
- Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời.
- Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”
+ Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác.
+ Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác.
- Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam.
- Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước.
=> Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác.
- Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác:
“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- Sử dụng biện pháp nghệ thuậtnói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
- Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”:
+ Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác.
+ Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác.
+ Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi”
+ “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng.
- Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời
+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng.
→ Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
3. Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ.
- Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ ... được sử dụng thành công .
- Giọng thơ xúc động nghẹn ngào.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ.
- Liên hệ bản thân