Lời giải SGK Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin trên web sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 6 Bài 1 từ đó học tốt môn Tin 6.
Giải SGK Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin trên web
Nháy chuột vào mục HỌC TRÒ 360, em thấy gì mới?
Lời giải:
Em tìm được thông tin ở dạng chữ và hình ảnh.
Nháy chuột vào mục HỌC TRÒ 360, em sẽ thấy được thông tin trong mục này
Giải Tin học 6 trang 34
Lời giải:
1. https://vnexpress.net/goc-nhin
2. http://hoahoctro.vn/danh-muc/doi-song/hoc-duong
3. http://hoahoctro.vn/danh-muc/giai-tri
4. https://vnfam.vn
Lời giải:
Trang web cùng địa chỉ trang chủ là:
2. http://hoahoctro.vn/danh-muc/doi-song/hoc-duong
3. http://hoahoctro.vn/danh-muc/giai-tri
Lời giải:
Câu hỏi tự kiểm tra trang 34 Tin học lớp 6: Trong các câu sau, câu nào đúng?
1. Thông tin trên trang web chỉ có ở dạng văn bản.
2. Sử dụng siêu liên kết chỉ xem được một đoạn văn bản trong cùng một trang web.
3. Khi biết địa chỉ website sẽ truy cập được website đó để xem thông tin.
4. Với một siêu văn bản, người đọc có thể không đọc tuần tự, có thể từ tài liệu này di chuyển đến các tài liệu khác nhờ các siêu liên kết.
Lời giải:
Câu đúng là:
3. Khi biết địa chỉ website sẽ truy cập được website đó để xem thông tin.
4. Với một siêu văn bản, người đọc có thể không đọc tuần tự, có thể từ tài liệu này di chuyển đến các tài liệu khác nhờ các siêu liên kết.
Lý thuyết Bài 1: Thông tin trên web
1. Khám phá website
- Internet là mạng máy tính toàn cầu kết nối hàng triệu máy tính, chứa vô vàn thông tin qua các trang web (web pages).
Ví dụ: Trang web báo Thiếu niên Tiền phong.
- Khác với trang trong cuốn sách, tờ báo, … có kích thước hạn chế. Để xem được hết toàn bộ từ đầu đến cuối trang, em di chuyển thanh trượt phải lên và xuống.
Hình 1.1: Theo trang web báo Thanh niên Tiền phong, ngày 28/6/2020
- Mỗi đơn vị và tổ chức sẽ dùng nhiều trang web và liên kết để tạo thành website đầy đủ thông tin.
- Địa chỉ website là dòng chữ bắt đầu bằng http:// hoặc https:// được dùng để truy cập tới website, nó giống như địa chỉ nhà, rõ ràng và dễ nhớ.
Ví dụ: Website của báo Thiếu niên Tiền Phong có địa chỉ: http://thieunien.vn, hay website của Bộ Giáo dục và Đào tạo có địa chỉ: https://moet.gov.vn.
Hình 2.2: Theo trang chủ của website báo Thiếu niên Tiền phong, ngày 28/6/2020
- Trang web đầu tiên mở ra khi truy cập vào website gọi là trang chủ (hình 2.2).
- Trên trang chủ sẽ có các liên kết đến các trang web thành phần.
Ví dụ: Hình 2.2a và 2.2b là hình ảnh của các trang web thành phần.
- Dòng chữ ở trong ô địa chỉ của trang web cũng gọi là địa chỉ của trang web đó.
2. Siêu văn bản và siêu liên kết
- Khi trỏ chuột vào mục thông tin, dòng chữ, hình ảnh hay video nếu hiện biểu tượng đặc biệt (hình bàn tay ) thì đó là nơi chứa siêu liên kết (hyperlink) hay còn gọi là liên kết (link).
- Nháy chuột vào liên kết sẽ có đoạn tin hay trang web mới mở ra.
- Văn bản có chứa siêu liên kết được gọi là siêu văn bản (hypertext).
- Với một siêu văn bản, người đọc có thể tự do tìm đọc thông tin hữu ích hay thú bị trong chính tài liệu đó hoặc trang web khác qua liên kết có sẵn.