Lời giải SGK Tin học lớp 6 Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 6 Bài 2 từ đó học tốt môn Tin 6.
Giải SGK Tin học lớp 6 Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin
Hoạt động & Câu hỏi
Giải Tin học 6 trang 9
Hoạt động 1 trang 9 Tin học lớp 6: Trong bài học đã nói đến hai tình huống trao đổi thông tin sau:
Tình huống 1: Bạn gửi mẫu giấy cho em: "Chiều nay bọn tớ đi đá bóng. Cậu nhớ đi nhé!"
Tình huống 2: Xe cứu hỏa vừa nháy đèn, vừa hú còi khi làm nhiệm vụ
Hãy trả lời lần lượt từng câu hỏi sau cho mỗi tình huống trao đổi thông tin ở trên:
1. Bên gửi thông tin là ai hay là gì? 2. Bên nhận thông tin là ai hay là gì?
Lời giải:
1. - Tình huống 1: Bên gửi thông tin là bạn của em.
- Tình huống 2: Bên gửi thông tin là xe cứu hỏa.
2. - Tình huống 1: Bên nhận thông tin là em.
- Tình huống 2: Bên nhận thông tin là mọi người xung quanh.
Hoạt động 2 trang 9 Tin học lớp 6: Cho hai tình huống mô tả sau:
Tình huống 1: Tấm biển để "Ao sâu, rất nguy hiểm".
Tình huống 2: Tấm biển đề " Cấm hút thuốc" ở trạm xăng dầu.
Nếu không có thông tin như vậy thì hậu quả có thể là gì?
Lời giải:
- Tình huống 1: Sẽ có người tắm ao và dễ xảy ra chết đuối vì không biết là ao sâu và nguy hiểm.
- Tình huống 2: Có nhiều người không biết, sẽ hút thuốc ở trạm xăng dầu, nguy cơ xảy ra cháy nổ rất cao.
Luyện tập
Giải Tin học 6 trang 10
Lời giải:
Bài 1: Phóng viên ghi chép vào sổ tay (dạng chữ và số) và bật máy ghi âm khi phỏng vấn (dạng âm thanh), cảnh sát điều tra vẽ hình, chụp ảnh hiện trường vụ tai nạn (dạng hình ảnh).
1. Em muốn ghi lại lời giảng của cô giáo.
2. Em đi du lịch cùng gia đình đến Đà Lạt, muốn khoe với bạn biết hoa dã quỳ trông như thế nào.
3. Em học tiếng Anh, muốn có mẫu phát âm của giáo viên để luyện theo.
Lời giải:
1. Em muốn ghi lại lời giảng của cô giáo, em có thể lưu trữ thông tin bằng cách: ghi chép vào vở (dạng chữ và số), ghi âm lời giảng của cô (dạng âm thanh).
2. Em chụp ảnh hoa dã quỳ và gửi cho bạn (Dạng hình ảnh).
3. Em ghi âm cách phát âm của cô giáo (Dạng âm thanh).
Vận dụng
Lời giải:
Theo em việc này giúp cho người tham gia giao thông nhận biết được dấu hiệu đèn xanh đèn đỏ dễ dàng hơn, ngoài ra, âm nhạc giúp cho những người đi bộ nhưng bị khuyết tật (khiếm thị) biết được khi nào họ có thể được qua đường.
Câu hỏi tự kiểm tra
1. Cô giáo đang gửi thông tin.
2. Cô giáo đang lưu trữ thông tin.
3. Em đang nhận thông tin.
4. Em đang lưu trữ thông tin.
5. Cô giáo và em đang trao đổi thông tin.
Lời giải:
Câu đúng là:
1. Cô giáo đang gửi thông tin.
3. Em đang nhận thông tin.
4. Em đang lưu trữ thông tin.
Lý thuyết Bài 2: Lưu trữ và trao đổi thông tin
1. Lưu trữ thông tin
- Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin.
- Dữ liệu là tên gọi chung của thông tin được chứa trong vật mang tin.
Ví dụ: Dòng chữ trong vở là dữ liệu, điều em biết khi đọc dòng chữ đó là thông tin.
Có 3 dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh. Thông tin có thể được biểu diễn dưới nhiều cách khác.
Ví dụ: người nguyên thuỷ dùng viên sỏi để chỉ số lượng con thú săn được.
- Nên lưu trữ thông tin vào vật mang tin thành dữ liệu để lấy ra sử dụng khi cần.
Ví dụ: lưu trữ danh sách điểm học sinh vào máy tính, USB, đĩa…để lấy ra khi cần công bố cho học sinh.
2. Trao đổi thông tin
- Trao đổi thông tin: gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi
- Trao đổi thông tin rất quan trọng và diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày
3. Các bước trong hoạt động thông tin của con người
Hình 1 minh hoạ tóm tắt các bước của quá trình hoạt động thông tin: Con người thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài, xử lí thông tin, ghi nhớ hoặc lưu trữ thông tin, trao đổi thông tin. Não người là trung tâm trong quá trình này.
4. Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin
- Hoạt động thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, trong sinh hoạt cá nhân cũng như chung sống, cùng làm việc với người khác.
- Những hoạt động thông tin này rất tự nhiên, được thực hiện tự động, đến mức ta không nghĩ rằng đang thu nhận thông tin, đang xử lý thông tin, đang trao đổi thông tin.
- Thông tin rất quan trọng đối với con người, hoạt động thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Thiếu thông tin có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.