Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 3: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI
(Văn Công Hùng)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được vẻ đẹp của vùng đất Đồng Tháp Mười.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của văn bản du kí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các VB cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh thêm yêu và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh, video về vùng Đồng Tháp Mười
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Em đã từng thực hiện một chuyến đi tham quan để khám phá, tìm hiểu về cảnh sắc và con người nơi nào trên đất nước ta? Đi bằng phương tiện gì? Cảm nhận của em về địa điểm tham quan đó?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.
+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV dẫn dắt: Đất nước ta có bao cảnh sắc tươi đẹp. Ở mỗi nơi lại có những nét đặc trưng về thiên nhiên, con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá vẻ đẹp của mảnh đất phương Nam xa xôi, về với vùng sông nước Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.
|
- HS chia sẻ suy nghĩ
|
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Giới thiệu về tác giả?
+ Xác định thể loại VB? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể loại qua VB ? + VB sử dụng ngôi kể thứ mấy?Tác dụng của ngôi kể.
- GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 2-3 HS đọc tiếp.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: uước kiệt, phèn, cù lao, quốc hôn quốc tuý
- HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Dự kiến sản phẩm: Du kí là một thể của kí, dùng để ghi lại những điều chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác
Ngối kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc ký thường xưng "tôi", trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung:.
|
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tác giả: Văn Công Hùng
- Năm sinh: 1958
- Quên quán: Thừa Thiên Huế
2. Tác phẩm
- Thể loại: Du kí.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Xuất xứ: Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.
2. Thể loại, ngôi kể:
- Thể loại du kí: ghi chép lại những điêu đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:
+ Tác giả đã lựa chọn những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?
+ Xác định bố cục của VB?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung: Văn bản được chia thành 6 phần, giới thiệu về thiên nhiên, cảnh quan, món ăn đặc sản và các khu di tích đặc sắc của ĐTM.
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, HS thảo luận theo nhóm:
+ Tác giả đã lựa chọn những những yếu tố nào để miêu tả thiên nhiên ĐTM?
+ Tìm những chi tiết nói đến vai trò quan trọng của lũ với ĐTM?
+ Kênh rạch được đào nhằm mục đích gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv cho HS quan sát clip về vùng ĐTM và bổ sung: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng Đồng Tháp Mười nói riêng là vùng sông nước, nơi người dân đã quen “sống chung với lũ”. Lũ đến mang cho người dân nguồn tôm cá dồi dào, mang đến phù sa bồi đắp cho đồng bằng thêm màu mỡ…Từng con kênh, con rạch như tạo ra bản sắc riêng, đặc trưng cho đồng bằng.
|
3. Bố cục:6 phần
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười
- Lũ:
+ Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
+ Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
+ Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.
- Kênh rạch:
+ Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.
|
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 3: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Trong lòng mẹ
Giáo án Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 59, 60
Giáo án Thời thơ ấu của Hon-đa
Giáo án Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/