Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập tiếng Việt trang 22 - 23 - 24 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập tiếng Việt trang 22 - 23 - 24
“Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả.” (Khan hiếm nước ngọt).
a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.
b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa.
c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại dương, lục địa.
Trả lời:
(Bài tập 2, SGK) a) thuần Việt: đất liền, biển cả; Hán Việt: đại dương, lục địa
b) Đồng nghĩa: đại dương và biển cả; lục địa và đất liền
c) Nơi đại dương xa xôi mênh mông và thăm thẳm kia có biết bao điều mới lạ mà chúng ta chưa thể khám phá hết.
a) Chủ đề của văn bản là gì?
b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn như thế nào?
c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào?
d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.
Trả lời:
(Bài tập 3, SGK) a) Chủ đề của văn bản là sự khan hiếm nước ngọt
b) Các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến … nhầm to): Nhầm tưởng về việc không bao giờ thiếu nước trên trái đất.
- Đoạn 2 (Từ Đúng là bề mặt… đến … trập trùng núi đá): Lí do khan hiếm nước ngọt.
- Đoạn 3 (Còn lại): Phương hướng giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt.
c) Nội dung các đoạn văn là các luận điểm phục vụ cho chủ đề của văn bản
- Đoạn 1: Giới thiệu nội dung/chủ đề sẽ làm rõ trong văn bản (sự khan hiếm nước ngọt).
- Đoạn 2: nêu lên các bằng chứng để làm rõ chủ đề, chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm.
- Đoạn 3: Đưa ra giải pháp tiết kiệm nước ngọt.
d) Ở đoạn 1, tác giả sử dụng phép liên kết câu thay thế khi chọn những từ đồng nghĩa về biển: đại dương, biển cả,… Ở đoạn kết, câu thứ hai được liên kết với câu thứ nhất bằng phép lặp từ “nước ngọt”.
Trong câu thứ hai, thứ ba, thứ tư, những từ nào tuy không trực tiếp chỉ nước nhưng liên tưởng đến nước? Các từ đó có tác dụng như thế nào đối với việc liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước?
Trả lời:
- Trong những câu thứ hai, thứ ba và thứ tư (ở đoạn văn thứ nhất trong văn hiện Khan hiếm nước ngọt), các từ không trực tiếp chỉ nước nhưng gợi sự liên tưởng đến nước là đại dương, sông ngòi, hồ.
- Vì các từ đại dương, sông ngòi, hồ gợi sự liên tưởng đến nước nên trên thực tế, những câu chứa chúng cũng gián tiếp nói về nước. Nhờ điều đó, các từ trên đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu thứ nhất trong đoạn (câu này nói về nước).
Câu 4 (trang 23 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2): Đọc và đặt nhan đề phù hợp cho văn bản sau:
Người mẹ đi chợ về, mệt mỏi xách giỏ vào bếp. Đón chị là cậu con trai lên tám, đang háo hức muốn mách ngay cho mẹ biết ở nhà cậu em đã làm chuyện gì.
- Mẹ ơi, khi con ra ngoài chơi còn bố nghe điện thoại, em đã lấy bút chì màu vẽ lên tường, ngay chỗ mới sơn lại...
Người mẹ thốt lên tiếng rên rỉ: “Trời ơi!” rồi lập tức buông giỏ và bước qua phòng bên, nơi cậu con trai út đang sợ hãi trốn trong phòng... Lòng bực tức, chị tuôn một tràng giáo huấn về công sức, tiền bạc đã đổ ra để sơn lại tường. Rồi chị lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó.
Mắt chị bỗng nhoà đi khi nhìn lên chỗ tường con vẽ. Những gì chị thấy như một mũi tên xuyên thấu lòng chị: Dòng chữ “Con Yêu Mẹ” được viết nắn nót và được viền ngoài cần thận bằng hình một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương.
(Theo Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống)
Trả lời:
Căn cứ vào nội dung của văn bản, có thể chọn một trong các nhan đề như: Dòng chữ trên tường, Lỗi lầm đáng yêu, hoặc Vì con yêu mẹ.
a) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết; nếu chó không vận động, chó sẽ bị cuồng chân; khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu...
(Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?)
b) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. [...] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.
(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)
c) Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.
(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?)
Trả lời:
(Bài tập 5, SGK)
a) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả.
b) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên.
c) Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao.
Câu 6 (trang 24 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 2): (Bài tập 6, SGK) Chọn một trong hai đề sau:
a) Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.
b) Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm.
Trả lời:
Cần thực hiện các bước sau:
- Chọn cấu trúc của đoạn văn: Có thể chọn câu trúc diễn dịch (đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn) hoặc cấu trúc quy nạp (đặt câu chủ đề ở cuối đoạn). Viết những câu triển khai.
- Đối với đề 6a) (Viết đoạn văn có câu chủ đề: Cần đối xử thân thiện với động vật) có thể viết những câu triển khai phù hợp với câu chủ đề theo các nội dung chính sau:
+ Động vật rất gần gũi và cần thiết đối với cuộc sống con người (là môi trường
sinh tồn của con người).
+Hiện nay, môi trường sống của động vật đang bị con người phá hoại, nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
+ Để bảo vệ môi trường sống của mình và thực sự là chủ nhân của muôn loài, con người cần đối xử thân thiện với động vật.
- Đối với đề 6b) (Viết đoạn văn có câu chủ đề: Cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm), có thể viết những câu triển khai phù hợp với câu chủ đề theo các nội dung chính sau:
+ Nước ngọt là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện thiết yếu của cuộc
sống con người.
+ Hiện nay, tình trạng khan hiếm nước ngọt ngày càng nghiêm trọng.
+ Giải pháp cấp bách để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá đó là sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước ngọt.