Sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần | Chân trời sáng tạo

2.9 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần

I. Đọc (trang 3, 4, 5, 6 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Đọc lại mục Tri thức đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai, tr. 5 và nêu các yếu tố chính của truyện.

Trả lời:

Truyện

Là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật.

Chi tiết tiêu biểu

Là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Ngoại hình của nhân vật

Là những đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Ngôn ngữ của nhân vật

Là lời của nhân vật trong tác phẩm thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép có dấu hai chấm.

Hành động của nhân vật

Là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Ý nghĩ của nhân vật

Là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện?

Trả lời:

Để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện cần dựa vào các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép có dấu hai chấm.

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Nhân vật nào là nhân vật chính?

e. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:

Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đông cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.

Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thấp hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.

Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều duy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xi. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa.

Tôi cảm thấy xấu hổ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.

d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?

e. văn bản viết về đề tài gì?

g. Nêu chủ đề của truyện.

Trả lời:

a. Truyện có những nhân vật như: “tôi”, Xin, ông Xung.

b. Nhân vật chính là nhân vật “tôi”, vì các sự việc trong truyện đều xoay quanh nhân vật “tôi”.

c. Em thực hiện câu này bằng cách liệt kê vào bảng sau:

Một số chi tiết miêu tả ý nghĩ và hành động của nhân vật “tôi”

Ý nghĩ

Hành động

Tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực.

Vùng chạy ra khỏi nhà con Xin.

d. Những chi tiết này cho thấy nhân vật “tôi” có nét tính cách của trẻ con: ngây thơ, hồn nhiên.

đ. Câu hỏi này có thể có những câu trả lời khác nhau về phẩm chất của ông Xung:

- Thể hiện lòng nhân hậu, thương người của ông Xung.

- Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí nhân vật “tôi” của ông Xung nên có cách giáo dục nhân vật “tôi” nhận ra lỗi lầm một cách tế nhị.

- Thể hiện niềm tin của ông Xung vào bản chất lương thiện của nhân vật “tôi”.

e. Trước hết, em hãy nhớ lại khái niệm đề tài đã được học trong bài 2 SGK Ngữ văn 6, tập một (mục Tri thức đọc hiểu), sau đó đọc kĩ văn bản để xác định đề tài.

Chủ đề của văn bản này là cách giáo dục trẻ em khi trẻ phạm lỗi lầm.

g. Thao tác cũng tương tự câu trên. Việc nhớ lại khái niệm chủ đề sẽ giúp em xác định được chủ đề của văn bản. Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống.

Chủ đề văn bản Ăn trộm táo: qua câu chuyện này tác giả nói về cách giáo dục trẻ em tế nhị của người lớn đã góp phần khơi dậy lòng hướng thiện của đứa trẻ.

II. Tiếng Việt (trang 6, 7 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Thế nào là văn bản?

Trả lời:

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Trình bày khái niệm và đặc điểm của đoạn văn.

Trả lời:

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau:

- Biếu đạt nội dung tương đối trọn vẹn.

- Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

- Có có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép có công dụng đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay nurợn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3,

NXB Giáo dục, 2001)

a. Phần văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?

b. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?

Trả lời:

a. Phần văn bản gồm bốn ý và được viết thành bốn đoạn.

b. Giải thích được hai ý:

- Dựa vào dấu hiệu về hình thức: bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm câu ngắt đoạn.

- Dựa vào dấu hiệu về nội dung: mỗi đoạn biểu đạt một ý trọn vẹn.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Tìm trong văn bản Ăn trộm táo các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của chúng.

Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả (nếu có) bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở).

Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

đồ trộm cắp

Kẻ trộm

Người phạm lỗi ở mức đáng trách

Vẽ đường cho hươu chạy

Chỉ hành động dung túng, bày vẽ cho kẻ khác làm việc không tốt

Chỉ bày với ý tốt.

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Đọc đoạn văn sau:

Học lớp ba, lớp bốn tôi “luyện” gần hết các bộ truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã trong rương sách của ông thợ hớt tóc trong làng. Thấy tôi còn bé mà ham đọc, ông tỏ ra “rộng rãi”. Nhưng ông không cho tôi mượn sách đem về, sợ mất. Ngoài lúc đến trường và hai bữa cơm nhà, thời gian còn lại tôi ngôi lì ở nhà ông, hôm nào cũng chúi mũi vào những trang sách đến tối mịt. Truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã chữ nhỏ li ti, nét rất mảnh, giấy lại vàng khè, thế mà trong một mùa hè tôi đã “ngốn” sạch Phong thần diễn nghĩa, Phi Long diễn nghĩa, Tiết Nhơn Quý chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Chung Vô Diệm, Tây Du, Vạn Huê Lầu...

(Nguyễn Nhật Ánh, Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)

Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Nghĩa của từ trong ngoặc kép

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

 

 

 

Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Luyện

Chế biến cho tốt hơn qua tác dụng của nhiệt độ cao; nhào, trộn kĩ cho thật dẻo và nhuyễn

để sử dụng được

Đọc một cách chăm chỉ, tập trung

Rộng rãi

Rộng, tạo cảm giác thoải mái

Vui vẻ chiều theo yêu cầu

Ngốn

Ăn nhanh và nhiều một cách thô tục; tiêu thụ (nhiên liệu) mất nhiều và nhanh quá mức bình

thường

Đọc nhanh, có phần ham thích

Câu 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc kép trong một bài học ở SGK. Ngữ văn 6, tập một và giải thích công dụng của chúng.

Trả lời:

Thao tác thực hiện cũng giống các bài tập trên. Em có thể kẻ bảng và thực hiện yêu cầu. Lưu ý, dấu ngoặc kép có nhiều chức năng, bài tập này yêu cầu tìm dấu ngoặc kép đánh dấu một từ ngữ sử dụng theo dụng ý của tác giả.

Ngày xưa ông tôi nuôi nhiều ong; đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Sau ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng” như xưa nữa. Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi….”

(SGK Văn 6 tập 1, Huy Cận, Thương nhớ bầy ong)

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Vượng

Ở trạng thái phát triển theo hướng đi lên.

Các đõ ong hiện nay không còn phát triển như ngày xưa nữa.

Sây 

Sai, trĩu, đông đúc

Có hai đõ ong nhiều, đông đúc lắm.

III. Viết ngắn (trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu hỏi trang 8 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Hãy viết đoạn văn khoảng 100 đến 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về bài học gợi ra từ truyện Ăn trộm táo, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

Đề thực hiện yêu cầu này, em cần:

- Đọc kĩ văn bản Ăn trộm táo.

- Chọn một bài học gợi cho em nhiều suy nghĩ.

- Viết đoạn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Yêu cầu đối với đoạn văn:

- Có câu mở đoạn, kết đoạn.

- Thân đoạn: gồm một số câu.

- Có dấu ngắt câu kết đoạn.

- Đảm bảo dung lượng 150 đến 200 chữ.

Gợi ý:

Nhà giáo dục A. Xukkhomlinxki đã từng nói : “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”. Câu chuyện “Ăn trộm táo” đã mang đến cho người đọc bài học lớn về việc biết tự nhận lỗi. Biết nhận ra lỗi lầm của bản thân là một trong những thành công lớn của con người. Một người có khả năng nhận ra lỗi lầm của mình khi người đó biết mình sai ở đâu, chỗ nào, nhận lỗi sai ấy về bản thân rồi có thể tự sữa chửa hoặc từ từ tìm cách sửa chữa. Khi mà bạn đã biết lỗi sai ấy là thuộc về mình thì tức là bạn có khả năng tự nhận biết lỗi lầm của bản thân. Như cậu bé trong câu chuyện, chưa cần ai vạch trần ra chuyện ăn trộm của cậu nhưng chỉ với hành động nhỏ của ông Xung (để hộp táo xuống thấp) đã khiến cậu ăn năn và nhận ra lỗi lầm. Chúng ta phải nhận ra lỗi lầm của bản thân thì chúng ta mới có thể sửa chữa được. Mục đích của việc tự biết lỗi của mình là để tự mình hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực đúng đắn. Khi chúng ta đã sửa được lỗi lầm của bản thân rồi thì mọi người không những tôn trọng mà còn đánh giá cao chúng ta hơn bởi chúng ta còn có khả năng tự sửa chính những sai lầm mà bản thân đã gây ra. Tuy nhiên, lại có một số người, miệng đã những lỗi về mình nhưng vẫn lười biếng chả chịu thay đổi. Những con người như vậy bởi họ luôn có suy nghĩ rằng chỉ cần họ nhận cái lỗi ấy, không cần biết có phải lỗi của mình hay không thì sẽ được mọi người yêu mến. Tóm lại, mỗi người chúng ta nên học cách nhận ra lỗi lầm của bản thân để có thể nhanh chóng hoàn thiện bản thân, nhanh chóng giải quyết công việc. Mỗi khi chúng ta nhận ra được một lỗi sai của bản thân có nghĩa là chúng ta có thể tiến thêm một bước trên nấc thang của sự trưởng thành. Xin lỗi không có nghĩa là nhục. Xin lỗi là trưởng thành.

IV. Viết (trang 8, 9, 10 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Điền vào chỗ trống định nghĩa về biên bản:

Biên bản là...............................

Trả lời:

Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đầy đủ những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

Có nhiều loại biên bản: biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,… biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (như hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,…)

Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Biên bản thuộc thể loại truyện? Giải thích?

Trả lời:

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,…

Biên bản không thuộc thể loại truyện. Vì: biên bản không có các đặc điểm của truyện như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,… Biên bản chỉ là ghi lại sự kiện một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác những sự việc đang xảy ra.

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Đọc biên bản sau và xác định biên bản này đạt hoặc chưa đạt các yêu cầu đối với biên bản (dựa vào bảng kiểm bên dưới):

BIÊN BẢN

Về việc lấy ý kiến tổ chức hoạt động “Xuân yêu thương” nhằm gây quỹ

trao học bổng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường

1. Thời gian, địa điểm và thành phần tham dự

- Cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ 15 ngày 28 tháng 12 năm 2020, tại phòng B302 (phòng học của lớp 6A7).

- Thành phần tham dự:

+ Cô Nguyễn Quỳnh An - Giáo viên chủ nhiệm;

+ Học sinh tham dự: 34/35 bạn, vắng 01 bạn (có phép, bạn Hà Kiều Loan bị sốt);

+ Chủ toạ: bạn Trần Khánh Linh - Lớp trưởng;

+ Thư kí: bạn Nguyễn Văn Kiệt.

2. Nội dung

- Bạn Trần Khánh Linh, đại điện ban cán sự lớp phổ biến phong trào “Xuân yêu thương”. Nội dung gồm có:

+ Mỗi lớp phải tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”;

+ Bốc thăm chọn gian hàng.

+ Trang trí gian hàng và bày bán sản phẩm: đồ ăn, nước uống, quà lưu niệm...

- Các bạn thảo luận ý kiến về chọn lựa hình thức tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”.

+ Bạn Vũ Hoàng Lân (lớp phó) nêu ý kiến: lớp mình nên bán quầy hàng lưu niệm như: móc khoá, sổ tay ghi chép, quyển lịch nhỏ năm mới, thiệp chúc mừng năm mới và bao lì xì. Như vậy, mình thấy đơn giản, không mất thời gian chuẩn bị mà các bạn trong lớp tham gia đầy đủ.

+ Bạn Trịnh Thuỳ Linh nêu ý kiến: mình đề xuất bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Vì các bạn tham gia hội chợ sẽ có nhu cầu ăn. Đặc biệt là các bạn tham gia trò chơi xong sẽ khát nước.

+ Cô Nguyễn Quỳnh An (giáo viên chủ nhiệm) phát biểu ý kiến: lớp mình có hai ý kiến trái chiều. Cô nghĩ bạn Trần Khánh Linh nên tổ chức biểu quyết. Ý kiến bạn nào được số đông đồng ý thì chúng ta chọn phương án bạn đưa ra.

- Kết quả biểu quyết:

+ Đồng ý với phương án bạn Vũ Hoàng Lân: 09/34 phiếu.

+ Đồng ý với phương án bạn Trịnh Thuỳ Linh: 25/34 phiếu.

3. Kết luận

Lớp 6A7 tham gia hội chợ “Xuân yêu thương” với phương án là bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Mỗi bạn lớp mình tham gia bán nước uống thì đăng kí với bạn Lân, tham gia bán đồ ăn thì đăng kí với bạn Linh trong tuần này. Tuần sau Ban cán sự lớp và bạn Linh sẽ viết kế hoạch và phân công cụ thể.

THƯ KÍ

(đã kí)

 

 

 

Nguyễn Văn Kiệt

CHỦ TOẠ

(đã ký)

 

 

 

 

 

 

Trần Khánh Linh

Bảng kiểm biên bản

Yêu cầu đối với biên bản

Câu trả lời

Đạt

Chưa đạt

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối

 

 

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

 

 

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

 

 

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ toạ.

 

 

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu nhầm ý người nói.

 

 

Trả lời:

Yêu cầu đối với biên bản

Câu trả lời

Đạt

Chưa đạt

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối

x

 

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

x

 

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

x

 

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ toạ.

 

x

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu nhầm ý người nói.

x

 

V. Nói và nghe (trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Giải thích ý nghĩa của các bước trong quy trình tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Trả lời:

Để trả lời được câu hỏi này em cần:

- Đọc lại nội dung bước 1 và bước 2 trong mục Tóm tắt nội dung trình bày của người khác (SGK).

- Giải thích ý nghĩa của từng bước.

Câu trả lời có thể là:

- Bước 1: giúp hiểu rõ nội dung trình bày của người nói để có thể tóm tắt được ý người nói.

-Bước 2: giúp phần tóm tắt được hoàn chỉnh, chính xác.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 6 Tập 2: Thuyết trình trước lớp về một bài học gợi ra từ truyện Ăn trộm táo.

Trả lời:

Để có thể thuyết trình trước lớp về một nhân vật trong truyện Ăn trộm táo, em cần:

- Đọc lại bài đã viết.

- Xác định các ý chính trong bài văn đã viết.

- Đứng trước gương, tập trình bày bài thuyết trình.

Gợi ý về nội dung thuyết trình:

+ Chào hỏi người nghe

+ Giới thiệu tên mình

+ Giới thiệu tên bài thuyết trình (ví dụ: Tôi sẽ thuyết trình về bài học... trong truyện Ăn trộm táo).

+ Giới thiệu tên bài học.

+ Trình bày ngắn gọn và lần lượt từng ý thể hiện suy nghĩ của bản thân về bài học.

+ Chào người nghe.

Gợi ý về cách thuyết trình:

+ Giọng điệu phù hợp với nội dung mà em muốn thể hiện.

+ Sử dụng ngôn ngữ hình thể: động tác, biểu cảm gương mặt phù hợp với nội dung bài thuyết trình.

Bài tham khảo: 

Nhà giáo dục A. Xukkhomlinxki đã từng nói : “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”. Câu chuyện “Ăn trộm táo” đã mang đến cho người đọc bài học lớn về việc biết tự nhận lỗi. Biết nhận ra lỗi lầm của bản thân là một trong những thành công lớn của con người. Một người có khả năng nhận ra lỗi lầm của mình khi người đó biết mình sai ở đâu, chỗ nào, nhận lỗi sai ấy về bản thân rồi có thể tự sữa chửa hoặc từ từ tìm cách sửa chữa. Khi mà bạn đã biết lỗi sai ấy là thuộc về mình thì tức là bạn có khả năng tự nhận biết lỗi lầm của bản thân. Như cậu bé trong câu chuyện, chưa cần ai vạch trần ra chuyện ăn trộm của cậu nhưng chỉ với hành động nhỏ của ông Xung (để hộp táo xuống thấp) đã khiến cậu ăn năn và nhận ra lỗi lầm. Chúng ta phải nhận ra lỗi lầm của bản thân thì chúng ta mới có thể sửa chữa được. Mục đích của việc tự biết lỗi của mình là để tự mình hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực đúng đắn. Khi chúng ta đã sửa được lỗi lầm của bản thân rồi thì mọi người không những tôn trọng mà còn đánh giá cao chúng ta hơn bởi chúng ta còn có khả năng tự sửa chính những sai lầm mà bản thân đã gây ra. Tuy nhiên, lại có một số người, miệng đã những lỗi về mình nhưng vẫn lười biếng chả chịu thay đổi. Những con người như vậy bởi họ luôn có suy nghĩ rằng chỉ cần họ nhận cái lỗi ấy, không cần biết có phải lỗi của mình hay không thì sẽ được mọi người yêu mến. Tóm lại, mỗi người chúng ta nên học cách nhận ra lỗi lầm của bản thân để có thể nhanh chóng hoàn thiện bản thân, nhanh chóng giải quyết công việc. Mỗi khi chúng ta nhận ra được một lỗi sai của bản thân có nghĩa là chúng ta có thể tiến thêm một bước trên nấc thang của sự trưởng thành. Xin lỗi không có nghĩa là nhục. Xin lỗi là trưởng thành.

Đánh giá

0

0 đánh giá