Sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên | Chân trời sáng tạo

1.4 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên

I. Đọc (trang 61, 62, 63 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 61 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Trình bày đặc điểm của văn bản kí, văn bản hồi kí.

Trả lời:

Là thể loại văn học coi trọng sự thật và những sự thật và những trải nghiệm, chứng kiến của chính người viết. Trong kí, có những tác phảm thiên về kể sự việc (tự sự), có những tác phẩm thiên về biểu cảm (trữ tình). Trong kí tự sự có hồi kí  du kí.

Hồi kí

Khái niệm

Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả. Nhân vật xưng “tôi” trong hồi kí là hình ảnh của tác giả.

Người kể chuyện

Thường xưng “tôi”, “chúng tôi”, là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian hay những sự khác biệt trong nhận thức, quan niệm…

Hình thức ghi chép và cách kể sự việc.

“Ghi chép” hiểu theo cách thông thường là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.

Câu 2 trang 61 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí?

a. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến.

b. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ.

c. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian.

d. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.

Trả lời:

Đáp án c

Câu 3 trang 61 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản du kí?

a. Kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất.

b. Tác giả chính là người kể chuyện.

c. Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian.

d. Những gì được ghi chép gắn với hành trình những chuyến đi.

Trả lời:

Đáp án c

Câu 4 trang 61 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cây mít sum sê bụ bẫm, đầy cành và lá, ở ngay cạnh vại nước. Bóng nó soi xuống làm cho vại nước suốt ngày thêm trong mát lừ. Khi mưa, hứng cái mo cau vào, nó cho đầy nước mưa. Chúng tôi ai cũng yêu nó. Nhưng mỗi một tội: Cái việc chính của nó, nó không làm. Ấy là ra quả. Phải ra quả!

U bảo:

- Nước cứ xô chỗ trũng. Nhà mình nghèo ở vào cái đất xấu. Mít nhà người ta ra quả lớn quả bé. Mai, thổng buổi, thằng Thả leo lên, u lấy chày tay đập vào gốc. U hỏi: “Mùa này mày ra mấy quả?” Thả giả lời: - “Hai quả” nhá!

Đến mùa, nó ra bao nhiêu quả. Cả nhà mừng. Nhưng rồi rụng, chỉ còn một quả. Quả rất chóng lớn. Nó chín thơm. Cả nhà được bữa thòm thèm! [...].

Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hỗ cắt cuỗng mà thôi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái đần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, Vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”[... ].

Thầy nghĩ ra cách: Hễ sinh mỗi người con, thầy trồng một cây na. Thấm thoắt đã được bón cây. Cây anh Thư đứng chính giữa, cao nhất, tốt nhất. Rồi cứ lần lượt: cây anh Thả, cây Khán, cây Bảng... Bốn cây cùng tốt. Hè về, hoa thơm lừng rụng xuống sân. Ong, bướm, cánh quýt về bay rợp đầu sân, nhưng nó cũng làm rụng oan nhiều hoa cái.

Những quả na nhằm nghiền mắt rồi mở mắt dần. Đêm thì dơi. Ngày thì chào mào tìm đến. Nếu không tinh thì nó ăn hớt trước. Cây na của cái Bảng bé nhất bỗng cằn cối, lại bị sâu. Sâu đục, thân cây chảy nhựa ròng ròng. Anh Thả khoét rất khéo mới lôi được sâu ra. [...]. Cây tốt đần và mọc những cành tơ.

Một buổi sáng, u đi đâu về thấy một bà quảy hai rồ sề.

Thôi, u bán na rồi! Chúng tôi leo lên, chọn quả sắp chín, quả mở mắt, hái xuống để một đống góc sân. Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau. U cũng ăn thử. Ngọt lắm.

(Duy Khán, trích Tuổi thơ im lặng, chương 5)

a. Hình ảnh cây cối trong văn bản trên được miêu tả qua cảm nhận của ai, theo ngôi kể nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong văn bản và tác giả Duy Khán.

b. Dựa vào các loài cây được nói đến để chia văn bản thành nhiều đoạn. Đặt cho nhan đề cho văn bản và đề mục cho mỗi đoạn văn bản.

c. Tìm và phân tích một số chi tiết thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa anh em của “tôi”, thầy u của “tôi” với mỗi loài cây trong vườn.

d. Tìm và phân tích khoảng ba chi tiết để thấy tác dụng của việc kết hợp giữa miêu tả và kể chuyện trong văn bản.

đ. Một số bạn cho rằng: đọc văn bản, họ cảm thấy cây mít, cây đu đủ, cây na trong đó cũng là những nhân vật sinh động, đáng yêu. Cách cảm nhận như vậy có gì giống có gì khác với cảm nhận của em về văn bản?

e. Nêu và phân tích biện pháp nghệ thuật mà theo em là được sử dụng phù hợp, thành công nhất trong văn bản.

g. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Trả lời:

a. HS cần trả lời được hai ý:

- Hình ảnh cây cối trong văn bản trên được miêu tả qua cảm nhận của tác giả khi còn nhỏ, theo ngôi kế “chúng tôi”.

- Mối liên hệ giữa người kể chuyện trong văn bản và tác giả Duy Khán là mối quan hệ gần gũi nhưng không đồng nhất hoàn toàn. Lí do: các sự kiện về tuổi thơ được Duy Khán kể lại khi ông đã trưởng thành, do đó có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian và những khác biệt trong nhận thức, quan niệm...

b. Nhan đề văn bản có thể là: Vườn nhà, hoặc Cây trong vườn nhà, Người nhà và cây cối,.... Dựa vào ba đoạn, đoạn kể về cây mít, cây đu đủ, cây na (mãng cầu), ta có thể đặt tên cho các đoạn là: Cây mít (đoạn 1), Cây đu đủ (đoạn 2), Cây na (đoạn 3).

c. văn bản được trích trong đề bài có rất nhiều chi tiết thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa anh em của “tôi”, thầy u của “tôi” với mỗi loài cây trong vườn. Cách làm: em nên liệt kê các chi tiết theo ba nhóm:

- Nhóm 1: Những chi tiết thể hiện sự gắn bó của cả gia đình (bao gồm cả anh em của “tôi”, thầy u của “tôi”) với các loài cây trong vườn nhà.

- Những chi tiết thể hiện sự gắn bó mỗi người một kiểu giữa anh em của “tôi”, thầy u của “tôi” với các loài cây trong vườn nhà.

d. Để thực hiện bài tập này, em đọc lại văn bản và liệt kê được khoảng 3 chi tiết và nêu tác dụng (điền vào bảng sau):

Chi tiết có sự kết hợp giữa miêu tả và kể chuyện

Tác dụng

“Đến mùa, nó ra bao nhiêu quả. Cả nhà

mừng. ”

Sự vui vẻ của cả nhà khi thấy cây ra nhiều quả khi đến mùa.

“Nhưng rồi rụng, chỉ còn một quả. Quả

rất chóng lớn. Nó chín thơm. Cả nhà

được bữa thòm thèm!”

Kể chuyện về quả mít và miêu tả cảm xúc của cả nhà khi mít chín.

đ. Em hãy nêu một vài ý về cách cảm nhận của em về cây mít, cây đu đủ, cây na khi đọc văn bản. Sau đó, so sánh cách cảm nhận của mình với cách cảm nhận của tác giả.

e. Em nên thực hiện bài tập này theo 2 bước:

Bước 1: Xác định biện pháp nghệ thuật mà theo em là tác giả văn bản trên đã sử dụng phù hợp, thành công nhất;

Bước 2: Phân tích hiệu quả, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy qua một số dẫn chứng cụ thể.

Lưu ý:

- Khi lựa chọn biện pháp nghệ thuật để phân tích, em cần nhớ rằng: Trong một văn bản tự sự, tác giả có thể sử dụng phối hợp nhiều biện pháp nghệ thuật. Mỗi độc giả có thể đánh giá cao hiệu quả, tác dụng của một biện pháp nghệ thuật nào đó theo cách cảm nhận của mình. Chẳng hạn, em có thể đánh giá cao biện pháp nhân hoá, bạn khác có thể đánh giá cao biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoặc hoán dụ....

- Khi phân tích “sự phù hợp, thành công” của biện pháp nghệ thuật mà mình đánh giá cao, em cần chỉ ra được tác dụng, hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ấy trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Trong trường hợp này, em cần chỉ ra: biện pháp nghệ thuật mà em chọn phân tích đã góp phần làm cho việc thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa người trong gia đình tác giả với cây cối trong vườn trở nên sáng rõ, sâu sắc, thấm thía như thể nào.

g. Đấy là tác phẩm hồi kí vì nó là câu chuyện kể về những kí ức của chính tác giả đã được trải qua, đó là kí ức về tuổi thơ bên gia đình.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, xưng là “chúng tôi”.

II. Tiếng Việt (trang 63 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 63 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Căn cứ vào Tri thức tiếng Việt đã học, em hãy cho biết thế nào là ẩn dụ? Thế nào là hoán dụ?

Trả lời:

Ẩn dụ

Hoán dụ

Là gọi tên sự vậ, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 2 trang 63 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó:

a. “Những quả na nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần.”

b. “Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau.”

Trả lời:

Các biện pháp nghệ thuật

a. Biện pháp nhân hoá.

b. Biện pháp so sánh.

Câu 3 trang 63 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc lại đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hồ cắt cuống mà thôi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái dần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”.

Em hãy xem xét câu “Hết nạc, vạc đến xương!” trong quan hệ về nghĩa với các câu khác trong đoạn văn trên và cho biết:

a. Các từ “nạc”, “xương” được dùng để chỉ các bộ phận nào trên cây đu đủ?

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên và tác dụng của biện pháp đó.

Trả lời:

Khi thực hiện bài tập này, em đọc lại thật kĩ đoạn văn được trích dẫn ở đầu bài tập 3. Đặc biệt lưu ý đoạn: “Hết nạc, Vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”. Qua đó, đối chiếu, xác định từ “nạc”, ngầm chỉ bộ phận nào, “xương” ngầm chỉ bộ phận nào của cây đu đủ. Từ đó em có thể xác định biện pháp nghệ thuật dựa trên mối quan hệ về nghĩa giữa các từ “nạc”, “xương” trong câu “Hết nạc, vạc đến xương!” với các câu khác trước và sau nó. Lưu ý: “Hết nạc, Vạc đến xương!” là một câu tục ngữ, đúc kết kinh nghiệm, cách thức hành động trong dân gian. Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ở đây có thể vì thế mà càng tăng thêm.

a. Nạc: chỉ quả đu đủ, xương: chỉ ngọn và thân cây đu đủ.

b. Biện pháp tu từ: ẩn dụ.

III. Viết ngắn (trang 63 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu hỏi trang 63 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận của em về các loài cây được tả trong văn bản. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp ẩn dụ.

Trả lời:

Khi viết đoạn văn, em cần chú ý:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn (đã học trong bài Vẻ đẹp quê hương), về dung lượng của đoạn văn (150 chữ).

- Trình bày được cảm nhận của em về các loài cây được tả trong văn bản.

- Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

* Đoạn văn mẫu: 

Văn bản là một đoạn kí ức của tác giả về những loại cây trong vườn nhà, nào mít, nào đu đủ, nào na mỗi cây có một đặc điểm riêng biệt, không hề giống nhau. Cây mít to lớn, sum sê bụ bẫm, đầy những cành và lá, bóng nó soi xuống làm cho vại nước át lừ. Trong nhà ai cũng yêu cây mít nhưng nó lại không ra quả, năm ấy cây lại ra bao nhiêu là quả nhưng rồi rụng hết, còn đúng một quả chín khiến cả nhà thòm thèm. Còn cây đu đủ thì cao vượt cái tường, tha hồ những quả là quả nhưng chỉ bằng được cái chén. Cây đu đủ mang một vẻ đẹp bình dị rung rinh trước nhà tạo không gian sống rất trong lành và thoải mái. Cây na được nhắc đến với hương thơm tràn ngập khi hè về, hoa rụng đầy cả xuống sân. Nghe hương thơm gọi mời, ong, bướm, cánh quýt từ đâu kéo đến vang khắp cả khu vườn…. Cây cối trong vườn nhà sum sê, um tùm, những hoa được kết thành trái trĩu trên cây là niềm tự hào khi công chăm sóc của mình được đền đáp.

 Ẩn dụ: Nghe hương thơm gọi mời… (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

IV. Viết (trang 63, 64 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 63 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Nêu đặc điểm kiểu bài tả lại một cảnh sinh hoạt.

Trả lời:

- Là kiểu bài dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó.

- Yêu cầu:

+ Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

+ Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí.

+ Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể..

+ Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt.

+ Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

+ Cấu trúc gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Câu 2 trang 64 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào địp lễ, Tết) của gia đình em.

Trả lời:

Cách thức lập dàn ý:

Em có thể bám sát dàn ý chung của bài văn miêu tả để phác thảo dàn ý cho bài văn theo yêu cầu của đề bài “Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào dịp lễ Tết) của gia đình em”. Chẳng hạn, lập một ma trận để vừa đối chiếu các ý chính cho Mở bài, Thân bài, Kết bài đối với đề bài trên. Tham khảo mẫu dưới đây:

 

Dàn ý chung của bài văn miêu tả

Dàn ý bài tả cảnh sinh hoạt gia đình

Mở bài

- Giới thiệu cảnh sinh hoạt được miêu tả ( cảnh gì, ở đâu, vào thời điểm nào, …)

- Giới thiệu cảnh sum họp cuối tuần của gia đình em (trong căn nhà thân yêu của gia đình)

Thân bài

- Miêu tả quang cảnh không khí chung bằng một cái nhìn bao quát.

- Miêu tả một số hình ảnh sinh hoạt cụ thể, nổi bật ở cự li gần.

- Miêu tả và chỉ ra một vài dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của sự vật trong bức tranh sinh hoạt theo thời gian, không gian.

- Miêu tả một vài hình ảnh đáng nhớ nhất khi cảnh sinh hoạt khép lại

- Miêu tả chung quang cảnh không khí của căn phòng gia đình khi có mặt mọi người trong gia đình.

- Miêu rả cụ thể: những hình ảnh thân thương, những cử chỉ,lời nói thân mật của những người trong gia đình ( ba, má, anh/chị em,..) được quan sát , miêu tả vào những khoảnh khắc khác nhau,với một vài góc nhìn khác nhau: Sự quây quần trong bữa cơm, quanh màn hình ti vi,..

- Miêu tả hình ảnh đáng nhớ nhất khi sinh hoạt gia đình tạm khép lại ( gương mặt, hành vi đáng yêu của ai đó, hay câu nói, cử chỉ đáng nhớ,…)

Kết bài

- Phát biểu cảm tưởng hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt

- Phát biểu cảm tưởng hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sum họp gia đình.

 

* Gợi ý:

Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thòi gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.

Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ, cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối,… để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt,… Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tất cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ, sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.

Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc. Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ. Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng. Những câu,chuyện vui được mọi ngưòi kể làm cho không khí trong gia đình càng trở nên ấm cúng, xua tan hêt những giá lạnh của những ngày cuối năm.

Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. Trời se se lạnh. Tất cả những điều đó càng làm cho em cảm thấy Tết sắp đến rồi. Em mong Tết đên không phải là được mừng tuổi hay được nhiều món ăn ngon mà trong những ngày Tết là những ngày sum họp, thể hiện tình yêu thương của gia đình.

V. Nói và nghe (trang 64 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 64 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Việc trình bày về một cảnh sinh hoạt cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

Trước khi viết, hãy trả lời câu hỏi:

+ Văn bản này được viết nhằm mục đích gì?

+ Người đọc có thể là ai?

Thu thập tư liệu liên quan: Tư liệu liên quan đến cảnh sinh hoạt mà em miêu tả có thể thu thập từ những nguồn khác nhau.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

+ Xác định một số định hướng chung như: quan sát đối tượng miêu tả từ khoảng cách gần hay xa, nên miêu tả theo trình tự nào, cần tập tủng khắc họa các hình ảnh nào…

+ Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.

+ Quan sát lại không gian nơi diễn ra cảnh sinh hoạt mà mình sẽ miêu tả.

Lập dàn ý

Từ những ý đã tìm, lập dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí

Bước 3: Viết bài

Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa: Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết.

Rút kinh nghiệm: Bài viết này giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong cách quan sát và cảm nhận cuộc sống con người và cảnh vật? Nếu được thực hiện lại bài viết này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?

Câu 2 trang 64 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Trình bày về một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự.

Trả lời:

HS thực hiện bài nói và nghe theo trình tự các bước gợi ý sau:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Mục đích nói là gì?

- Người nghe là ai?

- Đề tài bài nói là gì?

- Em dự định sẽ nói ở đâu và nói trong thời gian bao lâu?

Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý

- Giới thiệu địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện/ cảnh sinh hoạt mà em chứng kiến hoặc tham gia bằng cách trả lời câu hỏi sau: Những sự việc ấy xảy ra ở đâu, khi nào?

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc các sự việc trong câu chuyện bằng cách trả lời câu hỏi sau: Những sự việc ấy xảy ra theo trình tự nào? Sự việc nào xảy ra trước? Sự việc nào xảy ra sau?

- Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với những sự việc, nhân vật trong câu chuyện bằng cách trả lời câu hỏi sau: Em có suy nghĩ, cảm xúc gì đối với những sự việc, nhân vật xuất hiện trong câu chuyện ấy?

- Thể hiện được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân bằng cách trả lời câu hỏi sau: Ý nghĩa của những sự việc ấy đối với bản thân em  là gì?

Bước 3: Luyện tập và trình bày

HS thực hiện theo hướng dẫn trong SGK.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

HS thực hiện việc trao đổi, đánh giá theo hướng dẫn của SGK.

Gợi ý: 

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.

Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gỗ cẩm lai được đánh véc-ni láng bóng như mặt gương soi, nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kỳ ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.

Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng nhỏ xíu trông thật dễ thương. Bàn tay vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ đáng yêu của bé.

Đúng tám giờ, tôi bật vô tuyến để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỗ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt. Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cảm ơn ba rất nhiều. Chính những lời động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh.

Mẹ bưng ra một đĩa bánh kẹo, quà của ba mang về hồi chiều. Bé Thảo Ngọc thích quá vỗ tay reo: “A, kẹo ngon quá! Mẹ cho con nhiều nghe mẹ!”. Ba tôi cười tủm tỉm rồi nhắc hai đứa chúng tôi: “Ăn kẹo xong, chị em nhớ đánh răng súc miệng kẻo sâu răng đấy!”. Rồi ba quay sang mẹ hỏi han về tình hình công việc nhà trong tuần qua. Mẹ tôi cười nhìn ba tôi đáp: “Hai đứa nó ngoan cả. Tuần này, cơ quan em hơi nhiều việc nên cũng lu bu nhưng anh cứ yên tâm, đâu rồi vào đấy cả!”. Biết mẹ ở nhà vất vả, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan vừa phải lo việc nhà nên mỗi tuần được nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật, ba tôi thường tranh thủ về sớm để giúp đỡ mẹ. Ba quay sang tôi nói nhỏ: “Con ráng đỡ đần thêm công việc giúp mẹ. Mẹ mà ốm ra thì ba con mình vất vả đấy con ạ! Ba trông cậy vào con gái lớn của ba đấy!”. Tôi chạy đến bên mẹ rồi nói như để ba tôi cùng nghe: “Mẹ khỏe lắm. Chẳng có bệnh tật nào làm mẹ ốm đau phải không mẹ? Nhưng ba phải thường xuyên về thăm nhà đấy. Mẹ có trông ba về không mẹ?” Mẹ tôi cười, mắng yêu tôi: “Mẹ chả chông, chỉ có các con thôi!”

Tối thứ bảy tuần nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ và đầm ấm. Hai chị em tôi thật sự hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ấm áp của ba mẹ tôi.

Đánh giá

0

0 đánh giá