Sách bài tập Ngữ Văn 6 Bài 3: Vẻ đẹp quê hương | Chân trời sáng tạo

2.4 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 3: Vẻ đẹp quê hương sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

I. Đọc (trang 27, 28, 29, 30 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:

Về cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ (1) ...... của dòng lục vần với tiếng thứ (2)...... của dòng bát kế nó, tiếng thứ (3)...... dòng bát vần với tiếng thứ (4)...... của dòng lục tiếp theo.

a. (1) sáu - (2) tư- (3) tám - (4) sáu

b. (1) sáu - (2) tám - (3) sáu - (4) sáu

c. (1) sáu - (2) sáu - (3) tám - (4) sáu

d. (1) sáu - (2) tư - (3) tám - (4) sáu

Trả lời:

Đáp án c

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau:

Thơ lục bát là thể thơ ......, một cặp câu lục bát gồm có một dòng ...... và một dòng ......

Trả lời:

Câu văn hoàn chỉnh được gợi ý như sau:

Thơ lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, một cặp câu lục bát gồm một dòng lục và một dòng bát.

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Trong một câu thơ lục bát, các tiếng nào sau đây phải tuân thủ quy định chặt chẽ về cách phối hợp thanh điệu?

a. Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7

b. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6

c. Các tiếng ở vị trí 6, 8

d. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8

Trả lời:

Đáp án d

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Dựa vào hiểu biết của em về cách gieo vần, luật bằng trắc và ngắt nhịp trong thơ lục bát, hãy xác định những văn bản sau có phải được viết theo thể thơ lục bát không. Hãy lí giải.

a.                           Công đâu công uổng, công thừa,

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

Công đâu, công uổng, công hoang,

Công đâu gánh nước Tam Quan tưới đừa.

b.                                     Bến Tre giàu mía Mỏ Cày

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn

Bến Tre biển cá, sông tôm,

Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

(Theo Nguyễn Quốc Tuý, Trần Gia Linh, Tục ngữ - Ca dao - Dân ca chọn lọc,

NXB Giáo dục, 1993)

Trả lời:

Trong bài tập này, các văn bản đều được viết theo thể thơ lục bát vì chúng tuân thủ nguyên tắc gieo vần, luật bằng trắc, cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát.

Tiếng

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

 

Thanh: B

 

Thanh: T

 

Thanh: B

Vần: ưa (a)

ay (b)

 

 

Bát

 

Thanh: B

 

Thanh: T

 

Thanh: B

Vần: ưa (a)

ai (b)

 

Thanh: B

Vần:

oan (a)

ơn (b)

Lục

 

Thanh: B

 

Thanh: T

 

Thanh: B

Vần: oang (a)

ôm (b)

 

 

Bát

 

Thanh: B

 

Thanh: T

 

Thanh: B

Vần: oan (a)

ôm (b)

 

 

Cách ngắt nhịp: nhịp chẵn.

Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Dựa vào mô hình sau, em hãy xác định thanh điệu, vần điệu của hai câu lục bát:

Muốn ăn bông súng cá kho

Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

(Tập san Khoa học Xã hội, số 05 ,1998)

Trả lời:

Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

Câu 6 trang 28 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Tố Hữu, Khi con tu hú, theo Nguyễn Khắc Phi (TCB), Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục)

a. Tác giả có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong văn bản. Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ nào thể hiện tình cảm gián tiếp và khổ nào thể hiện tình cảm trực tiếp của Tố Hữu? Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

b. Theo em, nét độc đáo của hình ảnh “ngọt dần” là gì?

Trả lời:

a. Đoạn thơ mà tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách gián tiếp: “Khi con tu hú gọi bầy... Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Qua việc tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng náo nức của tác giả khi nghe được những thanh âm đặc trưng của mùa hè.

- Đoạn thơ mà tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp: “Ta nghe hè dậy bên lòng... Con chím tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Trong đoạn thơ có sử dụng một số từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của tác giả “ngột”, “chết uất thôi” và những từ ngữ, câu cảm thán như “hè ôi”, “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Thế giới trong căn phòng giam chật chội đối lập với không gian ngồn ngộn sức sống ở bên ngoài phòng giam. Vì vậy, tác giả cảm nhận rất rõ cái không gian bên trong phòng giam ấy ngột ngạt. Trong hoàn cảnh đó, tiếng chim tu hú từ bên ngoài vọng vào phòng giam càng khiến cho không gian ấy trở nên ngột ngạt, bức bối. Đến nỗi người trong tù phải cất lên tiếng kêu và thể hiện khao khát hành động đập phá, tháo cũi, sổ lồng.

b. Hình ảnh “ngọt dần” gợi được cảm nhận về bước đi của mùa hè. Mùa hè của kí ức đã sống dậy trong tâm trí của nhà thơ với những đặc trưng về âm thanh, màu sắc, hương vị.

Câu 7 trang 29 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc các văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

(1)                                    Bông sen mùa hạ nở hồng

Dầu bùn, dầu cặn mà lòng vẫn thơm!

(Theo Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, Thơ văn Đồng Tháp, tập 1 (Trước 1945), NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1986)

(2)                                    Quê em hai dải cù lao,

Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu

Quê anh có cửa biển sâu

Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm.

(Theo Nguyễn Quốc Tuý, Trần Gia Linh, Sđd)

(3)      Đứng bên ni2 động, ngó bên têđồng, mênh mông bát ngái,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng4,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Theo Ngữ văn 7, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB), NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

(4)                                    Sông Tô5 một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh

1 Câu hát về xã Mỹ Hoà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2 Ni (tiếng địa phương miền Trung): này.

3  (tiếng địa phương miền Trung): kia.

4 Lúa đòng đòng: lúa sắp trổ bông.

5 Sông Tô: sông Tô Lịch.

Sông Hồng uốn khúc chảy quanh

Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

(Theo Kho tàng Ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (Chủ biên), tập 3 (từ NH đến Y), NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội, 1995)

a. Xác định vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua những văn bản trên và lí giải.

b. Chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi văn bản trên và cho biết vì sao đó lại là nét độc đáo của văn bản.

Trả lời:

a. - Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca đao (1) là vẻ đẹp về cảnh sắc và con người. Hình ảnh “bông sen mùa hạ” được sử dụng trong bài ca dao có thể được hiểu là cảnh sắc tiêu biểu của quê hương Đồng Tháp nhưng cũng có thể hiểu đó là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp của con người quê hương “dầu bùn, dầu cặn” nhưng vẫn giữ được tấm lòng thơm thảo giữa cuộc đời.

- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (2) là vẻ đẹp về cảnh sắc (“hai dải cù lao”, “cửa biển sâu”) và sản vật (“dừa ăn trái”, “cau ăn trầu”, “ruộng lấy muối”, “dâu nuôi tằm”). Tất cả những hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao gợi sự phong phú, giàu có của quê hương.

- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (3) là vẻ đẹp về con người quê hương (“Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”). Hình ảnh so sánh được sử dụng cho thấy được vẻ đẹp tràn đầy sức sống, trẻ trung, đầy sự tự tin, lạc quan của con người quê hương.

- Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua bài ca dao (4) là vẻ đẹp về cảnh sắc (“Sông Tô một dải lượn vòng”, “Sông Hồng uốn khúc chảy quanh”) và con người (“Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh”, “Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài”). Những hình ảnh như “một dải lượn vòng”, “uốn khúc chảy quanh” gợi liên tưởng đến cảnh sắc trữ tình, đường cong mềm mại, uốn lượn, nên thơ của những dòng sông quê hương (sông Tô, sông Hồng). Còn những hình ảnh như “liệt nữ”, “giai nhân” nhắc nhớ đến những con người oanh liệt, tuyệt sắc, tài giỏi của quê hương.

b. HS có thể chọn và chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi văn bản trên (có thể là nét độc đáo về cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ hoặc biện pháp nghệ thuật được sử đụng để chuyển tải giá trị nội dung của văn bản) và lí giải vì sao lại xem đó là nét độc đáo của văn bản. HS có thể sử dụng bảng sau để hoàn thành câu hỏi này:

Bài ca dao

Nét độc đáo

Lí giải

1

Sử dụng hình ảnh bông hoa sen

Đây là hình ảnh quen thuộc của ca dao, dù có sống trong bùn nhưng vẫn luôn thơm ngát.

2

Sử dụng các hình ảnh giản dị với cuộc sống

Mang đến sự gần gũi

3

Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú

Mang đến sự độc đáo, khác biệt vì đây là thể thơ do người Việt Nam sáng tạo.

4

Sử dụng các địa danh có thật

Tạo sự chân thực, gần gũi cho câu ca dao

II. Tiếng Việt (trang 30, 31 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Nối cột A (thứ tự thực hiện) với cột B (nội dung thao tác) để xác định các thao tác lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết.

A (Thứ tự thực hiện)

B (Nội dung thao tác)

 

1

a. Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn  những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn

thể hiện.

2

b. Xác định nội dung cần diễn đạt.

3

c. Cân nhắc khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn

với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một

câu (đoạn) văn.

Trả lời:

Đáp án: 1 – b; 2 – a; 3 – c

Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc (hiệu quả/ hiệu nghiệm) nhất.

b. Đi học muộn là (nhược điểm/ khuyết điểm) của học sinh ấy.

c. Cô bé ấy có làn da (trắng nõn/ trắng tinh) và một mái tóc dài óng ả.

Trả lời:

a. Hiệu nghiệm. Vì:

- Hiệu nghiệm: Công hiệu, kết quả thấy rõ, thường dùng trong kết hợp vị thuốc hiệu nghiệm.

- Hiệu quả: kết quả thực của việc làm mang lại.

b. Khuyết điểm, vì:

- Nhược điểm: chỗ kém, chỗ yếu.

- Khuyết điểm: điều thiếu sót, điều sai trong hành động, suy nghĩ hoặc tư cách.

Trong ngữ cảnh của câu văn, “đi học muộn” là sự thiếu sót trong hành động của “em học sinh ấy” nên từ “khuyêt điểm” được lựa chọn.

c. Trắng nõn, vì:

- Trắng nõn: trắng mịn và mượt, trông mềm mại và tươi đẹp, thường được dùng để miêu tả nước da của người.

- Trắng tinh: rất trắng và đều một màu, gây cảm giác rất sạch.

Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Hãy lí giải vì sao trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông mước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”.

Trả lời:

Trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” (Đoàn Giỏi, Sông nước Cà Mau), tác giả không dùng từ “san sát” mà dùng từ “chi chít” vì:

- San sát: nhiều và liền sát vào nhau, như không còn có khe hở, thường dùng để miêu tả nhà cửa, thuyền bè,...

- Chi chít: (vật nhỏ) rất nhiều và cái này sít cái kia, hầu như không còn chỗ trống, chỗ hở.

Vì từ “san sát” không phù hợp với việc miêu tả kênh rạch (vốn là những sự vật nhỏ hơn nhà cửa, thuyền bè) nên tác giả đã dùng từ “chi chít” để miêu tả.

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”?

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Trả lời:

Trong cặp câu lục bát sau:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà dùng “ve ngân” vì từ “ngân” gợi được sự liên tưởng âm thanh tiếng ve vang lên như những khúc nhạc du dương, ngân nga đặc trưng của mùa hè. Còn từ “đào” trong “nắng đào” gợi được màu tươi thắm, vàng rực rỡ của nắng hè, sắc nắng khác hẳn với nắng thu và nắng xuân. Đó là lí do vì sao tác giả không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”.

Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Cho đoạn thơ sau:

Dẻo thơm hạt gạo quê hương

Có cả “năm nắng mười sương” người trồng

Từng bông rồi lại từng bông

Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta.

(Trần Đức Đủ, Hương lúa quê ta)

a. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Vì sao tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát?

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là ẩn dụ (“năm nắng mười sương”) và so sánh (“Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta”). Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những nhọc nhằn, vất vả để làm ra hạt gạo của người nông dân, còn hình ảnh so sánh vừa giúp cho việc diễn đạt sinh động, gợi hình vừa giúp tác giả thể hiện được niềm cảm thương sâu sắc và sự trân trọng, yêu thương với những thành quả lao động của người nông dân.

b. Trong câu thơ “Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta”, tác giả chọn “trĩu cong” mà không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát vi “trĩu cong” gợi được dáng cong và độ sai trĩu của từng bông lúa. Còn “nặng cong” dường như chỉ gợi được sức nặng, dáng cong của từng bông lúa nhưng không thể hiện rõ sức nặng ấy là do sai trĩu mà nên. Vậy nên “trĩu cong” vẫn miêu tả được trọn vẹn, rõ ràng hơn dụng ý nghệ thuật của tác giả đoạn thơ.

Câu 6 trang 31 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Theo em, từ “trăm” và “nghìn” trong những câu thơ sau nên được hiểu như thế nào?

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải (1955 — 1958),

Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Trả lời:

Từ “trăm” và “nghìn” trong những câu thơ này nên được hiểu theo nghĩa tượng trưng, ý nói rất nhiều, chứ không nên hiểu theo nghĩa số đếm cụ thể.

III. Viết ngắn (trang 31, 32 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu hỏi trang 31, 32 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Trong SGK có yêu cầu “Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống.

Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem”.

Em hãy:

a. Chọn một từ ngữ trong đoạn văn mà em cho là có thể diễn tả tốt nhất ý tưởng của mình. Lí giải vì sao chọn từ ngữ đó.

b. Chọn một từ ngữ trong đoạn văn mà em cho là chưa diễn tả tốt nhất ý tưởng của mình. Thay bằng từ ngữ khác.

Trả lời:

Các hình ảnh:

Bài 3: Viết ngắn trang 31, 32

Đoạn văn: 

Việt Nam chính là quê hương ngàn đời mến yêu của tôi. Đến với Việt Nam bạn sẽ thấy, quê hương tôi có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay; các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng; những đứa trẻ mục đồng thổi sáo trên lưng trâu; dòng sông thơ mộng chảy quanh… Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn ta bằng những cảnh đẹp non sông. Thật tự hào biết bao khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S đầy thân thương này. Nhắc đến Việt Nam, ta không thể không nhắc tới các hình ảnh đã làm nên biểu tượng của dân tộc, đó là hình ảnh dòng sông uốn lượn hiền hòa giữa hai bên cánh đồng lúa vàng ươm ở Ninh Bình; đó là những thửa ruộng bậc thang quanh co, tầng tầng lớp lớp xoắn lại với nhau nhuộm màu vàng của nắng, lấp lánh cả vùng trời Tây Bắc; đó là thác Bản Dốc ào ào đổ xuống, dòng nước trắng xóa tạo thành một dải như tấm lụa trắng mượt mà; đó là những vùng vịnh thuyền bè phấp phới mong ước một chuyến đi an lành; đó cũng là khung cảnh yên bình của một chiều hè trên đồng cỏ với đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ, trên cao là những cánh cò phấp phới bay…; và đó còn là hình ảnh những chiếc lưới vó căng tràn sức sống của người dân làng chài. Hai tiếng “Quê hương” thật ngắn gọn nhưng lại có thể gợi ra bao cảm xúc gần gũi, thân thuộc và cả những kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc trong tâm hồn mỗi người.

a. Em có thể điền vào bảng sau:

Từ ngữ

Lí giải

 

 

b. Em có thể điền vào bảng sau:

Từ ngữ

Thay bằng từ ngữ khác

 

 

IV. Viết (trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu hỏi trang 32 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về bài ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trả lời:

Gợi ý như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? Kiểu bài nào? Độ đài của đoạn văn là bao nhiêu?

- Thu thập tư liệu bằng cách xác định những thông tin cần tìm và tìm những thông tin ấy ở đâu.

Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý

- Tìm ý bằng cách:

+ Đọc diễn cảm bài ca dao vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài ca dao và xác định những cảm xúc mà văn bản đã gợi cho em.

+ Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà bài ca dao đã sử dụng.

+ Xác định chủ đề của bài ca dao.

+ Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.

+ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.

- Lập dàn ý: Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu gợi ý trong SGK.

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Dựa vào bảng kiểm trong SGK.

** Bài viết tham khảo

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tương thân, tương ái, mọi người luôn yêu thương và quý trọng nhau . Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí ngàn đời của dân tộc và được gìn giữ trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa.. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.

V. Nói và nghe (trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 6)

Câu hỏi trang 32 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Nếu có một người bạn nước ngoài muốn tìm hiểu về thể thơ lục bát, em sẽ nói gì với bạn ấy?

Trả lời:

HS thực hiện bài nói và nghe theo trình tự các bước gợi ý sau:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

- Mục đích nói là gì?

- Người nghe là ai?

- Đề tài bài nói là gì?

- Em dự định sẽ nói ở đâu và nói trong thời gian bao lâu?

Bước 2: Tìm ý, lập đàn ý

- Tìm ý bằng cách xem lại đặc điểm của thể thơ lục bát trong SGK.

- Liệt kê các ý chính cần nói dưới dạng những gạch đầu dòng hoặc cụm từ.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Khi giới thiệu về thể thơ lục bát, em cần:

- Giới thiệu rõ tên thể thơ.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những đặc điểm của thể thơ lục bát.

- Nêu một số câu thơ, bài thơ lục bát để làm minh chứng.

- Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với văn nói.

- Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung nói.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc về bài thơ.

- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi...

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

HS thực hiện việc trao đổi, đánh giá dựa vào bảng kiểm sau:

Nội dung kiểm tra

Đạt / Chưa đạt

Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc. 

 

Trình bày đầy đủ các đặc điểm của thơ lục bát về số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, sự phối hợp thanh điệu.

 

Trình bày rõ các đặc điểm nói trên của thơ lục bát. 

 

Dùng bằng chứng cụ thể từ một số câu thơ, bài thơ lục bát để làm

rõ những đặc điểm ấy.

 

Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) để góp phần thể hiện nội dung trình bày.

 

* Gợi ý:

Trong các thể thơ nổi tiếng của nước nhà phải kể đến thể thơ lục bát. Nền văn học Việt Nam hình thành và phát triển hàng ngàn năm và tiếp thu và chọn lọc nhiều từ văn chương của Trung Quốc. Trải qua bao thế hệ người Việt ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, chọn lọc sáng tạo tạo ra sự phù hợp quốc gia, dân tộc.

Đối với thể loại và hình thức thơ, người Việt tiếp thu tinh hoa của Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong, thơ Đường Luật làm đa dạng văn học. Ngoài ra, ông cha còn tạo ra thể thơ độc đáo, thể hiện tinh hóa dân tộc Việt Nam, các thể thơ Song thất lục bát hay thơ Lục bát vô cùng quen thuộc và gần gũi với nhiều người. Thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ trong nước sử dụng trong các tác phẩm nhằm chuyển tải nội dung đến người đọc hiệu quả.

Thơ lục bát đặc trưng dễ nhận ra đó là cau đầu sáu (câu lục) và câu sau tám (câu bát). Bài thơ lục bát mở đầu bằng câu lục và kết thúc bài thơ bằng câu bát. Trong bài thơ sẽ không bị giới hạn cứng nhắc như các thể thơ khác. Thơ lục bát có thể hai bốn hoặc sáu câu như:

“Con cò lặn lội bờ sông

Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con

Tháng năm thân mẹ hao mòn

Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy.”

Trong thơ lục bát cách gieo vần khá đặc biệt, trong bài thơ Lục bát câu thơ cuối trong câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu trong câu bát. Tương tự như vậy câu cuối câu bát cần phải hiệp vần với câu cuối câu lục bên dưới. Có thể thấy cách gieo vần có điểm độc đáo riêng không giống với các thể thơ khác.

Về thanh điệu thơ Lục bát, tiếng hiệp vần thường mang thanh bằng:

“Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.

Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

Thanh bằng trong thơ lục bát chính là điểm nhấn. Thanh bằng kết hợp cùng vần /ay/ gợi lên cảm giác đau xót cho người nghe. Thơ lục bát còn có đặc điểm riêng đó là sự phối hợp bổng trầm, chuyển đổi bổng trầm của tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong bát. Với sự chuyển đổi linnh hoạt giúp âm điệu bài thơ trở nên thanh thoát.

Thơ lục bát chính là tinh hoa của nước nha, thể thơ có sự phóng khoáng chứ không quá nghiêm ngặt như thơ Đường luật. Song vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản nhằm giúp chuyển tải nội dung bài thơ đến người đọc. Thơ lục bát cũng là thể thơ dễ đọc dễ nhớ vì vậy rất phổ biến và được nhiều tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.

Đánh giá

0

0 đánh giá