20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14 (Cánh diều 2024) có đáp án: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách

5.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách

Câu 1. Để gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh:

A. a[1]                                                          

B. a[0]

C. a0                                                             

D. a[]

Đáp án đúng là: B

Phần tử đầu tiên trong danh sách là phần tử a[0]

Câu 2. Cho mảng a=[0,2,4,6]. Phần tử a[1]=?

A. 0

B. 2

C. 4

D. 6

Đáp án đúng là: B

Trong danh sách phần tử đầu tiên ở vị trí 0. Vì vậy a[0]=0, a[1]=2

Câu 3. Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.append(4)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[4,1,2,3]

B. a=[1,2,3]

C. a=[1,2,3,4]

D. a=[1,4,2,3]

Đáp án đúng là: C

Câu lệnh a.append(4) thực hiện bổ sung phần tử 4 vào cuối danh sách a

Câu 4. Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.pop(2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[1,2]

B. a=[2,3]

C. a=[1,3]

D. a=[2]

Đáp án đúng là: A

Câu lệnh a.pop(2) thực hiện xóa phần tử thứ 2 (phần tử a[2]=3) ra khỏi danh sách a

Câu 5. Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.insert(0,2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[0,1,2,3]

B. a=[2,3]

C. a=[2,1,2,3]

D. a=[1,2,3,2]

Đáp án đúng là: C

Câu lệnh a.insert(0,2) thực hiện bổ sung phần tử 2 vào vị trí 0 trong danh sách a

Câu 6. Để biết kích thước của danh sách ta dùng hàm:

A. type()

B. len()

C. sort()

D. pop()

Đáp án đúng là: B

Để biết kích thước của danh sách ta dùng hàm:len()

Câu 7. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng viết:

A. b = 1, 2, 3, 4, 5      

B. b = (1, 2, 3, 4, 5)

C. b = [1..5]

D. b = [1, 2, 3, 4, 5]

Đáp án đúng là: D

Các đáp án A,B,C viết không đúng quy cách.

Câu 8. Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng hàm:

A. append()                                                   

B. pop()

C. clear()                                                      

D. remove()

Đáp án đúng là: A

Để thêm phần tử vào cuối danh sách ta dùng  hàm append()       

Câu 9. Để xóa phần tử thứ 2 trong danh sách a ta dùng lệnh:

A. del(2)                                                       

B. del a[2]

C. del a                                                         

D. remove(2)

Đáp án đúng là: B

Để xóa phần tử thứ 2 trong danh sách a ta dùng lệnh sau:

del a[2]

Câu 10. Để xóa tất cả các phần tử trong danh sách, ta gọi hàm thành viên:

A. append()                                                   

B. pop()

C. clear()                                                      

D. remove()

Đáp án đúng là: C

Để xóa tất cả các phần tử trong danh sách, ta gọi hàm thành viên: clear()         

Câu 11. Lệnh a.sort() thực hiện:

A. Xóa danh sách a.

B. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không giảm.

C. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không tăng.

D. Gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a

Đáp án đúng là: B                     

Lệnh a.sort() thực hiện sắp xếp danh sách a theo thứ tự không giảm.

Câu 12. Cho đoạn chương trình:

a=[2,4,6]

for i in a:

          print(2*i)

Trên màn hình sẽ có các giá trị:

A. 2 4 6

B. 4 6 8

C. 4 6 12

D. 4 8 12

Đáp án đúng là: D

Câu lệnh: for i in a:

                    print(2*i)

Thực hiện nhân 2 với từng phần tử trong danh sách a.

Câu 13. Cho đoạn chương trình sau:

a=[3,1,5,2]

a.sort()

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, danh sách a hiển thị trên màn hình là:

A. [1,2,3,5]

B. [3,1,5,2]

C. [5,3,2,1]

D. [3,5,2,1]

Đáp án đúng là: A

Câu lệnh a.sort() thực hiện sắp xếp danh sách a theo thứ tự không giảm.

Câu 14. Để khởi tạo danh sách a là một danh sách rỗng ta viết:

A. a=’’

B. a=[]

C. a=[0]

D. a=””

Đáp án đúng là: B

Để khởi tạo danh sách a là một danh sách rỗng ta viết: a=[]

Câu 15. Cho danh sách a gồm các phần tử [3,4,5]. Khi đó len(a)=?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: C

Câu lệnh len(a) cho biết số phần tử (kích thước) của danh sách a.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách

1. Kiểu dữ liệu danh sách

- Trong Python có kiểu dữ liệu danh sách (list) để lưu trữ dãy các đại lượng, ở các kiểu dữ liệu khác nhau và cho phép truy cập đến mỗi phần tử của dãy.

- Các phần tử trong danh sách của Python được đánh chỉ số bắt đầu từ 0.

Khởi tạo danh sách

Có nhiều cách khởi tạo danh sách, ba cách trong các cách đó là:

- Dùng phép gán:

 dụ: ds = [1, 1, 2, 3, 5, 8]

- Dùng câu lệnh lặp for gán giá trị trong khoảng cho trước:

 dụ: ds = [i for i in range(6)]

  Kết quả: ds = [0, 1, 2, 3, 4, 5]

- Khởi tạo danh sách số nguyên hay thực từ dữ liệu nhập vào:

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách (ảnh 1)

Truy cập đến phần tử trong danh sách

- Để chỉ định phần tử trong danh sách cần nêu tên danh sách và chỉ số phần tử đó, chỉ số cần đặt trong dấu ngoặc vuông. Chỉ số có thể là một biểu thức số học.

2. Một số hàm và thao tác xử lí danh sách

Bảng 1. Một số hàm xử lí danh sách trong Python

Hàm xử lí danh sách

Ý nghĩa

a.append(x)

Bổ sung phần tử x vào cuối danh sách a.

a.pop(i)

Xóa phần tử đứng ở vị trí I trong danh sách a và đưa ra phần tử này.

a.insert(i,x)

Bổ sung phần tử x vào trước phần tử đứng vị trí i trong danh sách a.

a.insert(0,x) se bổ sung x vào đầu danh sách.

a.sort( )

Sắp xếp các phần tử của danh sách a theo thứ tự không giảm.

Ví dụ: Minh họa chương trình Python sử dụng một số hàm xử lí danh sách.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách (ảnh 2)

Hình 14.4: Một chương trình xử lí danh sách

Ghép các danh sách thành một danh sách

- Phép “+” được dùng để ghép nối hai danh sách.

Ví dụ: Chương trình thực hiện ghép hai danh sách.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách (ảnh 3)

Hình 14.5: Chương trình ghép nối hai danh sách

Duyệt các phần tử trong danh sách theo thứ tự lưu trữ

- Gọi a là một danh sách, câu lệnh duyệt danh sách có dạng:

for i in a:

Các câu lệnh xử lí

Ví dụ: Minh họa chương trình và kết quả duyệt danh sách bằng câu lệnh for.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách (ảnh 4)Hình 14.6: Chương trình duyệt danh sách bằng câu lệnh for

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 12: Kiểu dữ liệu xâu kí tự - Xử lí xâu kí tự

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách - Xử lí danh sách

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 18: Lập trình giải quyết bài toán trên máy tính

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Nhóm nghề thiết kế và lập trình

Đánh giá

0

0 đánh giá