Lý thuyết Tin học 10 Bài 4 (Cánh diều 2024): Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

4.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

Phần 1. Lý thuyết Tin học 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

1. Kiểu dữ liệu số nguyên và số thực

- Ngôn ngữ lập trình bậc cao cho phép sử dụng các biến kiểu dữ liệu số nguyên và số thực.

- Trong Python, một biến được gán bằng một biểu thức tùy vào biểu thức đó là số nguyên hay số thực thì biến sẽ lưu trữ tương ứng là kiểu số nguyên hoặc số thực.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản (ảnh 1)

Hình 4.1: Làm việc với số nguyên và số thực

- Câu lệnh type() của Python cho ta biết kiểu dữ liệu cả biến hay biểu thức nắm trong cặp dấu ngoặc tròn.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản (ảnh 2)

Hình 4.2: Câu lệnh type() cho biết kiểu dữ liệu

2. Các câu lệnh vào – ra đơn giản

a) Nhập dữ liệu từ bàn phím

- Với câu lệnh nhập dữ liệu ta có thể lập trình với các biến mà giá trị của nó chỉ có thể biết khi thực hiện chương trình.

Ví dụ: Để tính tổng n số tự nhiên đầu tiên có lệnh:

sum = n*(n+1)/2

- Câu lệnh nhập giá trị cho một biến vào bàn phím có dạng:

Biến = input (dòng thông báo)

Trong đó: dòng thông báo để nhắc người dùng biết nhập gì, dòng thông báo là một xâu kí tự đặt giữa cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép, có thể không cần có.

- Dữ liệu nhập vào có dạng xâu kí tự. Nếu chuyển dữ liệu này sang kiểu số nguyên hay số thực để tính toán, sử dụng câu lệnh int() hay float():

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản (ảnh 3)

Ví dụ 1: Chương trình thực hiện tính tổng n số tự nhiên đầu tiên với giá trị n nguyên dương nhập vào từ bàn phím.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản (ảnh 4)Hình 4.3: Chương trình tính tổng số n tự nhiên đầu tiên

b) Xuất dữ liệu ra màn hình

- Cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.

- Cửa sổ Code để đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình cần dùng lệnh print(). Dạng đơn giản của câu lệnh print( ) đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là:

print (danh sách biểu thức)

Ví dụ 2: Viết chương trình nhập ba số thực là điểm kiểm tra cuối học kì của ba môn Ngữ văn, Vật lí, Sinh học. Tính và đưa ra màn hình tổng điểm và điểm trung bình của ba môn.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản (ảnh 5)

3. Hằng trong Python

- Hằng là những biến có giá trị chỉ định trước và không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

- Python không cung cấp công cụ khai báo hằng. Khi lập trình bằng Python, người ta thường sử dụng hằng số như một loại biến đặc biệt với cách đặt tên.

Ví dụ:

_PI = 3.1416      #Sử dụng như hằng π =3.1416.

_MOD = 1000000007  #Sử dụng như hằng mod = 109 +7

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

Câu 1. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là:

A. print()

B. print(‘danh sách biểu thức’)

C. print danh sách biểu thức

D. print(danh sách biểu thức)

Đáp án đúng là: D

Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là:

print(danh sách biểu thức)

Câu 2. Gọi s là diện tích tam giác ABC, để đưa giá trị của s ra màn hình ta viết:

A. print(s)

B. print s

C. print(‘s)

D. print:(s)

Đáp án đúng là: A

Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là:

print(danh sách biểu thức)

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về Hằng?

A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

C. Hằng là đại lượng bất kì.

D. Hằng không bao gồm: số học.

Đáp án đúng là: B

Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các câu lệnh trong Python?

A. Python quy định mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt, kết thúc bằng dấu ;

B. Python quy định các câu lệnh nên được viết trên một dòng.

C. Python quy định các câu lệnh nên được viết trên một dòng, kết thúc bằng dấu ;

D. Python quy định mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt.

Đáp án đúng là: D

Quy định của Python là mỗi câu lệnh nên được viết trên một dòng riêng biệt.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí.

B. Tất cả các biến dùng trong chương trình không cần phải đặt tên.

C. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal.

D. Python yêu cầu sử dụng dấu ; khi kết thúc câu lệnh.

Đáp án đúng là: A

Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí.

Câu 6. Cho đoạn chương trình sau:

a=3.4

print(type(a))

Kết quả trên màn hình là kiểu dữ liệu:

A. int                                                  

B. float

C. str                                                  

D. bool

Đáp án đúng là: B

Vì a=3.4 ⇒ a là kiểu float (kiểu số thực).

 

Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

Câu 7. Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là:

A. Biến=(input(dòng thông báo)

B. Biến=float(input(dòng thông báo))

C. Biến=input()

D. Biến=int(input(dòng thông báo))

Đáp án đúng là: D

Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là:

Biến=int(input(dòng thông báo))

Câu 8. Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là:

A. Biến=(input(dòng thông báo)

B. Biến=float(input(dòng thông báo))

C. Biến=input()

D. Biến=int(input(dòng thông báo))

Đáp án đúng là: B

Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là:

Biến=float(input(dòng thông báo))

Câu 9. Để nhập từ bàn phím biến a kiểu nguyên ta viết:

A. a=input(‘n=’)

B. a=float(input(‘n=’))

C. a=int(input(‘n=’))

D. a=int()

Đáp án đúng là: C

Câu lệnh nhập với biến kiểu nguyên là:

Biến=int(input(dòng thông báo))

Câu 10. Để nhập từ bàn phím biến b kiểu thực ta viết:

A. b=input(‘n=’)

B. b=float(input(‘n=’))

C. b=int(input(‘n=’))

D. b=int()

Đáp án đúng là: B

Câu lệnh nhập với biến kiểu thực là:

Biến=float(input(dòng thông báo))

Câu 11. Để tính tổng s của hai số 5 và 6, s thuộc kiểu dữ liệu:

A. int                                                  

B. float

C. bool                                               

D. str

Đáp án đúng là: A

Vì s=5+6=11 là một số nguyên

Câu 12. Đâu là câu lệnh gán trong Python?

B. X==6

B. X=6

C. X!=6

D. X:=6

Đáp án đúng là: B

Dể thực hiện phép gán trong Python ta viết:

<tên biến>=<giá trị>

Câu 13. Chọn phát biểu sai?

A. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.

B. Câu lệnh đưa giá trị các biểu thức ra màn hình là: print(danh sách biểu thức)

C. Ở cửa sổ Shell, nếu viết dòng lệnh chỉ chứa tên biến hoặc biểu thức số học thì kết quả tương ứng sẽ được đưa ra màn hình.

D. Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì không cần lệnh print ( )

Đáp án đúng là: D

Ở cửa sổ Code để viết đưa thông tin ra và lưu lại trên màn hình thì cần lệnh print ( )

Câu 14. Cho đoạn chương trình sau:

a=16

x=math.sqrt(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án đúng là: B

Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản

Câu 15. Cho đoạn chương trình sau:

a=16

b=17

x=abs(a-b)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của x là:

A. -1

B. 0

C. 1

D. -2

Đánh giá

0

0 đánh giá