Lý thuyết Tin học 10 Bài 1 (Cánh diều 2024): Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

6.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Phần 1. Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

1. Bản quyền thông tin và sản phẩm số

- Quyền tác giả là quyền của tác giả đối với những sáng tạo tinh thần và văn hóa ( gọi tắt là tác phẩm) của mình.

- Các tác phẩm số cũng được bảo vệ bởi quyền tác giả.

2. Tác hại của sự bất cẩn khi chia sẻ thông tin qua Internet

a) Thông tin cá nhân lưu trữ trong máy tính có thể bị tiết lộ

- Khi lưu trữ hoặc giao tiếp một cách bất cẩn trong môi trường số rất dễ bị kẻ xấu thu nhập, đánh cắp và dùng các thông tin đó để đe dọa, lừa đảo, tống tiền nạn nhân.

- Sử dụng kĩ thuật số, kẻ xấu thực hiện những thủ đoạn chiếm đoạt thông tin rất tinh vi, vì vậy hãy sử dụng mật khẩu mạnh, phần mềm diệt virus để chống phần mềm độc hại.

Ví dụ: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ ngày 22/09/2020 cảnh báo “Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những cuộc điện thoại tự xưng là cán bộ cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng”.

Lý thuyết Tin học 10 Cánh diều Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số (ảnh 1)

Hình 1.1: Cảnh báo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ

(Nguồn: baochinhphu.vn)

- Khi chia sẻ thông tin trên mạng, bản thân mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân của mình, chú ý giữ gìn, không tùy tiện tiết lộ thông tin của người khác.

b) Vi phạm pháp luật khi chia sẻ thông tin số

- Nhiều diễn đàn, trang tin và nguồn thông tin hoạt động theo hướng tự phát, thiếu kiểm duyệt dẫn đến những thông tin sai sự thật, lời lẽ thiếu văn hóa. Hành vi, theo điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 bị nghiêm cấm.

- Khi bấm nút Like, Share hay Comment với một nội dung vô căn cứ hay sai trái thì đó là hành động tiếp tay cho việc làm truyền thông tin. Hành vi này có thể bị xử phạt theo khoản 1 Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

- Hiện nay, đa số thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, vô cảm với xã hội. Tham gia mạng xã hội để cổ vũ lối sống ích kỉ, coi thường pháp luật, đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự người khác, vi phạm “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ban hành ngày 17/6/2021.

(Xem thêm các điều luật trong phần Phụ lục sách giáo khoa từ trang 44 – 47)

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Câu 1. Trang báo điện tử bằng tiếng Việt nào cung cấp những thông tin đáng tin cậy?

A. Báo điện tử dân trí.

B. Báo điện VN Express.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là: C

Trang báo điện tử bằng tiếng Việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy là:

- Báo điện tử dân trí

- Báo điện VN Express

Câu 2. Bạn An đọc thấy một bài thơ rất hay trong một cuốn sách của tác giả A, bạn An liền copy lại và đăng trên mạng xã hội sau đó nhận là bài của mình sáng tác nhờ các bạn trong lớp chia sẻ. Như vậy bạn An đã vi phạm điều nào trong luật sở hữu trí tuệ:

A. Chiếm đoạt quyền tác giả.

B. Mạo danh tác giả.

C. Công bố phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

D. Cả 3 điều trên

Đáp án đúng là: D

Theo điều 28 của luật sở hữu trí tuệ.

Khoản 1. Chiếm đoạt quyền tác giải đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Khoản 2. Mạo danh tác giả

Khoản 3. Công bố, phân bố tác phẩm mà không được phép của tác giả.

Câu 3. Em thấy mẹ em có sử dụng một bài hát của nhạc sĩ Văn Cao để làm đề tài nghiên cứu “các tác phẩm hay cho thiếu nhi”. Theo em, mẹ em có phải trả thù lao hay xin phép tác giả không?

A. Phải xin phép tác giả.

B. Phải trả thù lao cho tác giả.

C. Cả A và B đúng.

D. Cả A và B sai.

Đáp án đúng là: D

Theo điều 25 luật sở hữu trí tuệ quy định, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả thù lao bao gồm: Tự sao chép nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

Câu 4. Những hành vi nào vi phạm pháp luật trong sử dụng Tin học?

A. Tung những hình ảnh, phim đồi truỵ lên mạng.

B. Xâm phạm thông tin cá nhân hoặc tập thể nào đó.

C. Lây lan virus qua mạng.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Những hành vi nào vi phạm pháp luật trong sử dụng Tin học như tung những hình ảnh, phim đồi trị lên mạng, xâm phạm thông tin cá nhân hoặc của tập thể nào đó, sao chép bản quyền không hợp pháp, lây lan virus qua mạng…

Câu 5. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.

B. Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.

C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.

D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

Đáp án đúng là: D

Khi cho mượn tài khoản cá nhân em có thể bị giả danh làm những việc xấu.

Câu 6. Việc làm nào chia sẻ thông tin không an toàn và hợp pháp?

A. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội, ...).

B. Chia sẻ bất kì thông tin nào mà mình thích.

C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.

D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Đáp án đúng là: B

Việc chia sẽ bất kì thông tin nào mà mình thích, không có sự kiểm chứng tính đúng sai là hình vi phạm pháp vì có những thông cấm, sai sự thật, vi phạm pháp luật.

Câu 7. Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?

A. Những lời quảng cái đánh vào lòng tham vật chất, ...

B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.

C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...

D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Những trò lừa đảo trên internet thường liên quan đến tiền bạc, sự hiếu kì.

Câu 8. Tại sao không nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền.

A. Bởi vì đó là quá trình phức tạp.

B. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền.

C. Bởi vì những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng.

D. Bởi vì máy tính có thể bị hư hại.

Đáp án đúng là: B

Khi sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn không có giấy đăng ký bản quyền thì bạn sẽ bị vi phạm bản quyền.

Câu 9. Việc nào dưới đây không bị phê phán?

A. Phát tán các hình ảnh đồi trụy lên mạng.

B. Cố ý làm nhiễm virus vào máy tính của trường. 

C. Sao chép phần mềm không có bản quyền. Tự thay đổi mật khẩu cho máy tính cá nhân của mình.

D. Sao chép phần mềm không có bản quyền.

Đáp án đúng là: C

Tự thay đổi mật khẩu cho máy tính cá nhân của mình là hành động nên làm để bảo mật thông tin của mình.

Câu 10. Trên một số đồ dùng ta thường gặp kí hiệu sau, kí hiệu đó có ý nghĩa gì?

Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

A. Nhãn hiệu.

B. Đã được đăng kí bảo hộ với cơ quan pháp luật.

C. Bản quyền.

D. Các đáp án trên đều sai.

Đáp án đúng là: B

Kí hiệu trên có nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu (cơ quan quản lý sẽ bảo hộ tất cả các quyền lợi hợp pháp này).

Câu 11. Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề nào?

A. Các từ khoá liên quan đến thông tin cần tìm.

B. Các từ khoá liên quan đến trang web.

C. Địa chỉ của trang web.

D. Bản quyền.

Đáp án đúng là: D

Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề bản quyền của thông tin đó vì không phải mọi thông tin trên Internet đều là thông tin miễn phí, có nhiều thông tin mà chỉ người có quyền truy cập và khai thác.

Câu 12. Đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo điều 11 của nghị định 131/2013/NĐ-CP?

A. 1 000 000 đồng đến 2 000 000 đồng.

B. 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.

C. 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng.

D. 3 000 000 đồng đến 4 000 000 đồng.

Đáp án đúng là: B

Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Câu 13. Luật sở hữu trí tuệ được áp dụng cho những tác phẩm như thế nào?

A. Sáng tạo tinh thần và văn hóa.

B. Xuất bản phẩm đã được số hóa như bài viết, tranh ảnh, video, ...

C. Sản phẩm kĩ thuật số như trang web, phần mềm, ...

D. Cả A, B và C.

Đáp án đúng là: D

Tất cả các tác phẩm trên đều được áp luật Luật sở hữu trí tuệ.

Câu 14. Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

A. Để chế độ tự động đăng nhập.

B. Để chế độ ghi nhớ mật khẩu.

C. Không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng.

D. Không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.

Đáp án đúng là: D

Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng, tránh trường hợp bị người khác sử dụng tài khoản của mình để làm việc xấu.

Câu 15. Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì bị phạt bao nhiêu tiền theo điều 18, nghị định 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giải, quyền liên quan?

A. Từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.

B. Từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng.

C. Từ 15 000 000 đồng đến 35 000 000 đồng.

D. Từ 35 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá