20 câu Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1 (Cánh diều) có đáp án 2024: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân

2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân

Câu 1. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Bàn phím và chuột được dùng để nhập dữ liệu.

B. CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính.

C. RAM là bộ nhớ trong của máy tính.

D. Điện thoại thông minh không thể được coi là một máy tính bảng thu nhỏ.

Đáp án đúng là: D

Điện thoại thông minh có thể được coi là một máy tính bảng thu nhỏ.

Câu 2.Webcam là thiết bị dùng để:

A.Nhận thông tin dạng âm thanh.

B.Nhận thông tin dạng kí tự.

C.Nhận thông tin dạng hình ảnh.

D.Nhận thông tin dạng âm thanh và kí tự.

Đáp án đúng là: C

Webcam là thiết bị dùng để thu hình trực tiếp → Là thiết bị nhận thông tin dạng hình ảnh.

Câu 3. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về máy tính xách tay?

A.Toàn bộ hộp thân máy, màn hình, bàn phím, chuột được tích hợp chung thành một khối, đảm nhiệm đầy đủ các chức năng của các thiết bị vào-ra và bộ phận xử lí thông tin.

B.Bên trong máy tính thường không có loa, muốn máy tính có khả năng xuất và nhận thông tin dạng âm thanh ta phải cắm thêm bộ tai nghe kèm micro.

C.Máy tính xách tay không có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin ra dưới dạng hình ảnh, âm thanh.

D.Chuột và bàn phím của máy xách tay là tách rời và phải cắm ngoài.

Đáp án đúng là: A

Máy tính xách tay có đặc điểm: Toàn bộ hộp thân máy, màn hình, bàn phím, chuột được tích hợp chung thành một khối, đảm nhiệm đầy đủ các chức năng của các thiết bị vào-ra và bộ phận xử lí thông tin, bên trong có sẵn loa và micro.

→ Có khả năng năng nhận thông tin vào và xuất thông tin ra dưới dạng hình ảnh, âm thanh.

Câu 4. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về máy tính bảng?

A.Màn hình cảm ứng không có chức năng của 1 bàn phím.

B.Màn hình cảm ứng xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu.

C.Màn ảnh cảm ứng cho phép chạm ngón tay để điều khiển máy tính thay thế chuột.

D.Máy tính bảng có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh.

Đáp án đúng là:A

Vì màn hình cảm ứng xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về CPU?

A. CPU được tạo bởi RAM và ROM.

B. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng.

C. CPU là bộ xử lí trung tâm, là bộ phận quan trọng nhất của máy tính.

D. CPU chính là bộ nhớ trong của máy tính.

Đáp án đúng là: C

Bộ xử lí trung tâm (CPU) là đơn vị xử lí trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lí để xử lí dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình.

Câu 6.Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm:

A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra

B. Bàn phím và con chuột

C. Máy quét và ổ cứng

D. Màn hình và máy in

Đáp án đúng là: A

Máy tính gồm những thành phần cơ bản là: Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, CPU, thiết bị vào, thiết bị ra.

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân (ảnh 1)

Câu 7. Thiết bị nào là thiết bị vào?

A.Chuột, bàn phím.

B.Loa, tai nghe.

C.Chuột, tai nghe.

D.Bàn phím, loa.

Đáp án đúng là: A

Thiết bị vào của máy tính dùng để đưa thông tin vào máy tính như bàn phím, tai nghe, …

Câu 8. Thiết bị nào là thiết bị ra?

A.Chuột, bàn phím.

B.Loa, tai nghe.

C.Chuột, tai nghe.

D.Bàn phím, loa.

Đáp án đúng là: B

Thiết bị ra của máy tính dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính như màn hình, loa, tai nghe, …

Câu 9.Thiết bị vừa vào và là thiết bị ra là:

A.Bàn phím.

B.Màn hình cảm ứng.

C.Chuột.

D.Loa.

Đáp án đúng là: B

Màn hình cảm ứng vừa nhận thông tin vào máy tính vừa đưa dữ diệu ra.

Câu 10. Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau:

A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa

B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in

C. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột.

D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình

Đáp án đúng là: C

Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột.

A, B, D sai vì loa, màn hình, máy in là thiết bị ra.

Câu 11. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

A.Lưu trữ dữ liệu.

B.Nhập dữ liệu.

C.Xử lí dữ liệu.

D.Xuất dữ liệu.

Đáp án đúng là: C

Bộ xử lí trung tâm (CPU) là đơn vị xử lí trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lí để xử lí dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình.

Câu 12. Các thiết bị: Chuột, bàn phím thuộc:

A. Thiết bị vào.

B. Thiết bị ra.

C. Thiết bị lưu trữ.

D. Khối xử lí.

Đáp án đúng là: A

Chuột, bàn phím có chức năng nhập dữ liệu→ Là các thiết bị vào.

Câu 13. Thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính thông thường?

A.CPU.

B.ROM và RAM.

C.Màn hình.

D.USB

Đáp án đúng là: D

Vì USB là bộ nhớ ngoài, có thể được kết nối thêm khi muốn di chuyển dữ liệu lớn.

Câu 14. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về màn hình cảm ứng?

A.Màn hình cảm ứng là khối xử lí.

B. Màn hình cảm ứng là thiết bị lưu trữ.

C. Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.

D. Màn hình cảm ứng là bộ nhớ ngoài.

Đáp án đúng là: C

Màn hình cảm ứng vừa có chức năng nhận thông tin vào, vừa có chức năng xuất thông tin ra.

→ Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.

Câu 15. RAM là:

A. Bộ nhớ ngoài.

B.Bộ nhớ trong.

C.Thiết bị vào.

D.Thiết bị ra.

Đáp án đúng là: B

Trong các thành phần của máy tính thì RAM là bộ nhớ trong.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân

1. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn

- Bàn phím và chuột được dùng để nhập dữ liệu và điều khiển hoạt động của máy tính, đó là các thiết bị vào cơ bản.

- Màn hình hiển thị kết quả xử lí thông tin hoặc thông báo tới người dùng máy tính, đó là thiết bị ra cơ bản.

- Những thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ và ổ cứng, nhưng con người không thể sử dụng máy tính nếu không có thiết bị vào – ra cơ bản.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của máy tính

Ví dụ: Để máy tính để bàn có khả năng nhận thông tin dạng hình ảnh, bạn An sử dụng thêm thiết bị thu hình trực tiếp, còn gọi là webcam.

2. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính xách tay

- Toàn bộ hộp thân máy, màn hình, bàn phím và chuột của máy tính xách tay được tích hợp chung thành một khối, đảm nhiệm đầy đủ các chức năng của các thiết bị vào – ra và bộ phận xử lí thông tin.

- Hiện nay, máy tính xách tay thường có khả năng nhận thông tin và xuất thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1.2: Tấm chạm (tấm cảm ứng) trên máy tính xách tay

3. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh

- Màn hình cảm ứng của của máy tính bảng và điện thoại thông minh sẽ xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu, cho phép ngón tay điều khiển thay thế chuột. Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1.3: Bàn phím ảo trên điện thoại thông minh

- Máy tính bảng có ưu điểm là gọn nhẹ, chỉ như một cuốn sổ tay mà thực hiện một số nhiệm vụ như máy tính cá nhân.  Một số loại có thể nghe, gọi điện thoại.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1.4: Máy tính bảng

- Điện thoại thông minh cũng coi là một máy tính bảng thu nhỏ, bỏ túi được.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Thiết bị vào - ra cơ bản cho máy tính cá nhân

Trắc nghiệm Bài 2: Các thiết bị vào - ra

Trắc nghiệm Bài 4: Chức năng của hệ điều hành

Trắc nghiệm Bài 1: Giới thiệu mạng xã hội

Trắc nghiệm Bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá