Giáo dục thể chất 10 Bài 1 (Cánh diều): Lịch sử môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển cơ bản và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng

1.3 K

Lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển cơ bản và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Giáo dục thể chất 10 từ đó học tốt môn GDTC 10.

Giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển cơ bản và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng

Bài 1 trang 22 Giáo dục thể chất 10: Nêu một số mốc lịch sử quan trọng của môn Bóng rổ trên thới giới và ở Việt Nam. 

Trả lời: 

-  Mốc lịch sử của Bóng rổ thế giới: 

   +  Ngày 18/6/1932, Liên đoàn Bóng rổ quốc tế (FIBA) được thành lập.

   +  Năm 1936, Bóng rổ nam được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic lần thứ 11, tại Đức.

   + Năm 1972, Bóng rổ nữ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội Olympic lần thứ 21, tại Canada.

   + Năm 2021, Bóng rổ 3 × 3 lần đầu tiên được đưa vào Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản.

   + Hiện nay, môn thể thao Bóng rổ đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới. Số lượng thành viên tham gia FIBA lên tới 212 quốc gia. 

-  Mốc lịch sử của Bóng rổ Việt Nam: 

   + Bóng rổ du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm 1930.

   + Ngày 15/5/1992, Hội Bóng rổ Việt Nam được thành lập. Đến tháng 11/1992, Hội Bóng rổ Việt Nam được đổi tên thành Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam (VBF) và trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Bóng rổ quốc tế. 

   + Từ 2016, Việt Nam chính thức có giải Bóng rổ Chuyên nghiệp (VBA – Vietnam Basketball Association).

   + Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên giành 2 Huy chương Đồng SEAGAMES ở nội dung Bóng rổ 3 × 3 và 5 × 5.

Bài 2 trang 22 Giáo dục thể chất 10: Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng đổi tay và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng không đổi tay.

Trả lời: 

-  Tại chỗ dẫn bóng cao tay:

+  Đứng chân trước chân sau, hai chân rộng hơn vai, chân bên tay dẫn bóng đặt sau, gối hơi chùng, hai tay cầm bóng trước ngực.

+  Dùng lực cẳng tay, cổ tay và các ngón tay dẫn bóng (các ngón tay xòe rộng tự nhiên, tiếp xúc bóng. Khi dẫn bóng, khớp gối hơi nhún nhẹ theo nhịp dẫn. Vị trí tiếp xúc của bóng với mặt đất gần với cơ thể và ở khoảng giữa hai chân. Độ này của bóng cao ngang hông.

Hình 1. Kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng đổi tay trước mặt

-  Tại chỗ dẫn bóng thấp tay:

+  Đứng chân trước chân sau, hai chân rộng hơn vai, chân bên tay, dẫn bóng đặt sau, khuỵu gối, hai tay cầm bóng lệch về phía tay dẫn bóng.

+  Khớp khuỷu tay làm trụ, dùng lực cẳng tay, cổ tay và các ngón tay dẫn bóng. Bóng tiếp xúc mặt đất ở phía trước mặt, gần về phía chân đặt sau. Độ này của bóng cao ngang gối.

Hình 2. Kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng thấp tay

-  Tại chỗ dẫn bóng đổi tay trước mặt:

 +  Hai chân đứng song song rộng hơn vai, khuỵu gối, hai tay cầm bóng trước ngực.

 +  Phối hợp sử dụng khớp vai, khớp khuỵu tay, cổ tay và các ngón tay dẫn bóng. Liên tục dẫn và đổi tay. Bóng tiếp xúc mặt đất ở trước mặt, gần về phía chân bên tay chuẩn bị nhận bóng. Tay đón bóng ngay khi bóng vừa nảy lên khỏi mặt đất.

Hình 1. Kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng đổi tay trước mặt

Bài 3 trang 22 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật chạy biến hướng, trượt ngang và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng vào các trò chơi vận dụng để rèn luyện khả năng khéo léo và phát triển thể lực.

Trả lời:

Các em tự vận dụng kĩ thuật chạy biến hướng, trượt ngang và kĩ thuật tại chỗ dẫn bóng vào các trò chơi vận dụng để rèn luyện khả năng khéo léo và phát triển thể lực.

-  Kĩ thuật chạy biến hướng:

+   Khi đang chạy thẳng, bắt đầu đổi hướng, chân nghịch với hướng đổi đất, mũi chân hơi chếch vào trong, khuỵu gối, dùng cạnh trong nửa trước bàn chân đạp mạnh đất, đồng thời xoay hông, chuyển trọng tâm; chân còn lại nhanh chóng bước chếch sang hướng cần di chuyển, sau đó chân đạp đất tiếp tục bước theo và chạy tiếp.

 +  Khi chuyển hướng, trọng tâm hạ thấp, bước chân chuyển hướng bước dài hơn và chếch về hướng cần di chuyển.

Hình 1. Kĩ thuật chạy biến hướng

-  Kĩ thuật di chuyển trượt ngang:

 +  Hai chân đứng song song rộng hơn vai, khuỵu gối, trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân người hơi ngả về trước, hai cánh tay mở rộng tự nhiên chếch ra trước ngang ngực.

 +  Dùng cạnh trong của bàn chân nghịch với hướng di chuyển đạp đất lướt sang phía chân còn lại, khi hai chân gần sát nhau, cạnh ngoài của bàn chân cùng hướng di chuyển đạp đất lướt về hướng di chuyển.

  + Luôn giữ ổn định vị trí của đầu so với mặt đất, giữ hai tay chếch ra trước, lòng bàn tay hướng về phía trước.

Hình 2. Kĩ thuật trượt ngang

Đánh giá

0

0 đánh giá