Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá

1.7 K

Với giải Bài tập 6 trang 29 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài tập 6 trang 29 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Khi đào móng làm nhà, ông H phát hiện ra một cặp bình cổ bằng đồng rất đẹp. Ông rất vui, ngay lập tức gọi điện tìm người để bán cặp bình đó.

Trường hợp 2. Nhà bà N nằm ngay sát khu di tích lịch sử. Vợ chồng bà đang xây nhà và tường rào. Trong quá trình xây tường bao, ông bà đã xây lấn 50 cm đất sang đất của khu di tích.

Trường hợp 3. Một nhóm người đang tìm cách đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

Trường hợp 4. Khi đi tham quan, một số bạn học sinh đã khắc tên mình lên bia đá trên lưng rùa ở chùa Thiên Mụ.

Trường hợp 5. Khi đi tham quan vịnh Hạ Long, ngồi trên du thuyền, một số bạn học sinh sau khi uống nước xong vứt vỏ chai xuống vịnh.

Trả lời:

- Trường hợp 1. Hành vi vi phạm: phát hiện cổ vật nhưng không trình báo, giao nộp cho cơ quan chức năng; buôn bán trái phép cổ vật.

- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm: lấn chiếm đất của khu du tích

- Trường hợp 3. Hành vi vi phạm: đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật ra nước ngoài.

- Trường hợp 4. Hành vi vi phạm: phá hoại di sản văn hóa

- Trường hợp 5. Hành vi vi phạm: vứt rác bừa bãi tại danh lam thắng cảnh, di tích.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Câu 1. Di sản văn hoá là: 

Câu 2. Di sản văn hoá bao gồm:

Câu 3. Di sản văn hoá vật thể là:

Câu 4. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:

Câu 5. Di sản văn hoá phi vật thể là: 

Câu 6. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:

Câu 7. Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

Câu 8. Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

Câu 9. Đối với di sản văn hoá, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?

Câu 10. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

Câu 1. Giải ô chữ bằng các gợi ý sau:

Câu 2. Em hãy kể tên các di sản văn hoá của Việt Nam.

Câu 3. Em hãy phân loại và điền tên các di sản văn hoá đã tìm được ở câu 1 và câu 2 vào các ô dưới đây cho phù hợp.

Bài tập 3 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người và xã hội?

Bài tập 4 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy liệt kê những việc học sinh cần làm để bảo tồn di sản văn hoá.

Bài tập 5 trang 28 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đánh dấu X cho những hành vi giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá; những hành vi phá hoại di sản văn hoá vào một tương ứng.

Bài tập 7 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xây dựng thành tình huống và đưa ra phương án xử lí cho những hành vi vi phạm luật về bảo tồn di sản văn hoá nêu ở bài tập 6.

Bài tập 8 trang 30 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy thiết kế một sản phẩm nhằm giới thiệu về một di sản văn hoá của địa phương như: viết bài, làm báo ảnh,... và đưa ra một vài phương án nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ấy.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường

Đánh giá

0

0 đánh giá