Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi. T sinh ra trên mảnh đất có truyền thống

2.5 K

Với giải Bài tập 7 trang 6 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài tập 7 trang 6 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. T sinh ra trên mảnh đất có truyền thống hát đờn ca tài tử Nam Bộ. T rất yêu thích bộ môn nghệ thuật này nên thường xuyên tham gia các buổi biểu diễn và giới thiệu cho du khách về nét văn hoá đặc sắc này của quê hương.

Tình huống 2. Quê hương của H là vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, có rất nhiều sản vật phong phú. H cho rằng chẳng cần phải chăm chỉ học hành và sau này lớn lên cũng không sợ đói. 

Tình huống 3. Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của N đều tổ chức ăn uống linh đình. Vì cho rằng việc này gây lãng phí của cải, vật chất nên N thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế mua sắm, tránh lãng phí không cần thiết.

Câu hỏi:

- Em đồng tình hay phản đối việc làm của các nhân vật trong ba tình huống trên? Vì sao?

- Hành vi nào thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và những tập tục nào cần được xoá bỏ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: 

- Em đồng tình với việc làm của bạn T (trong tình huống 1) và bạn N (trong tình huống 3). Vì: đây là những hành động thể hiện sự tự hào, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Em không đồng tình với suy nghĩ của bạn H (trong tình huống 2) vì H chưa biết phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Yêu cầu số 2: 

- Những hành vi thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương là:

+ T tích cực tham gia các buổi biểu diễn và giới thiệu cho du khách về Đờn ca tài tử (trong tình huống số 1).

+ N góp ý với bố mẹ, vận động bà con, hàng xóm không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế mua sắm, tránh lãng phí (trong tình huống số 3).

- Tập tục nào cần được xoá bỏ là: tổ chức ăn uống linh đình, lãng phí trong dịp lễ hội

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương....

Bài tập 2 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của quê hương....

Bài tập 3 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương....

Bài tập 4 trang 4 SBT Giáo dục công dân 7: Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?...

Bài tập 5 trang 5 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:...

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:...

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?...

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? ...

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?...

Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?...

Câu 6. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?...

Bài tập 8 trang 7 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy sưu tầm và giới thiệu với mọi người về một truyền thống tốt đẹp của quê hương....

Bài tập 9 trang 7 SBT Giáo dục công dân 7: Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xoá bỏ? Vì sao? Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch để bỏ dần những phong tục lạc hậu ấy....

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá