Những vấn đề gì gây nên sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX? Vì sao nói sự khủng hoảng

2.3 K

Với giải Câu hỏi 5 trang 13 Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Sự hình thành và phát triển của vật lí học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của vật lí học

Câu hỏi 5 trang 13 Chuyên đề Vật lí 10: Những vấn đề gì gây nên sự khủng hoảng của vật lí cuối thế kỉ XIX? Vì sao nói sự khủng hoảng đó là tiền đề của vật lí hiện đại?

Lời giải:

Một số vấn đề gây ra sự khủng hoảng của vật lý cuối thế kỉ XIX.

- Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khoa học tự nhiên bắt đầu diễn ra một cuộc cách mạng thật sự: Người ta tìm ra các tia Rơn – ghen (1895); hiện tượng phóng xạ (1896); điện tử (1897) mà trong quá trình nghiên cứu các đặc tính của điện tử người ta phát hiện thấy rằng khối lượng của nó có thể biến đổi tùy theo tốc độ, … Việc phát hiện ra điện tử đã làm đảo lộn quan niệm thống trị một thời gian dài khi cho rằng nguyên tử là cái nhỏ nhất không thể phân tách được, cái được xem là chân lí thống trị hàng nghìn năm trước đó.

- Người ta vẫn cho rằng khái niệm điện, từ, ánh sáng là tồn tại độc lập. Khi áp dụng để nghiên cứu bức xạ nhiệt của các vật đen thì lí thuyết đó không giải thích được các kết quả thực nghiệm. Maxwell đã chứng minh rằng trường điện từ có thể truyền đi trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ không đổi là 300 000 km/s và đưa ra giả thuyết rằng ánh sáng là sóng điện từ.

- Năm 1879, Stefan (Stê – phan, 1835 – 1893) đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu bức xạ nhiệt của các vật và xác định cường độ bức xạ của một vật đen tuyệt đối bằng vô cùng. Đây là điều vô lí mà lí thuyết của Maxwell đã không giải thích được, người ta còn gọi đây là “ sự khủng khoảng ở vùng tử ngoại” hay “tai biến cực tím”.

Sự khủng hoảng này là tiền đề cho sự phát triển của vật lí hiện đại vì khi các nhà khoa học bị bế tắc với các hiện tượng mà vật lí cổ điển không thể giải thích được thì cần phải có những lí thuyết, mô hình mới được phát triển, điều đó dẫn đến một số kiến thức khoa học, lí thuyết mới, phát minh mới ra đời.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 6 Chuyên đề Vật lí 10: Vật lí hiện hữu trong các tình huống hằng ngày. Hầu hết mọi thứ bạn thấy trong phòng khách nhà mình hay trong một bệnh viện hiện đại đều liên quan tới vật lí. Vật lí giúp bạn biết không nên cho vật bằng kim loại vào lò vi sóng hay người phải mang máy điều hòa nhịp tim thì cần tránh xa các thiết bị thu – phát sóng điện từ....

Câu hỏi 1 trang 7 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy nêu một định luật khoa học và thời điểm mà định luật đó được khám phá.....

Câu hỏi 2 trang 9 Chuyên đề Vật lí 10: Bạn hãy tìm hiểu và trình bày sơ lược (khoảng 1 trang A4) về sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm do một số nhà vật lí tiêu biểu trong thời kì này tạo ra.....

Câu hỏi 3 trang 10 Chuyên đề Vật lí 10: Bạn hãy trình bày vai trò của Newton đối với sự phát triển của Vật lí học....

Câu hỏi 4 trang 12 Chuyên đề Vật lí 10: Liệt kê một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển?....

Luyện tập trang 14 Chuyên đề Vật lí 10: Trong các chất bán dẫn, năng lượng electron không thể nhận các giá trị thuộc “vùng cấm”. Việc tồn tại vùng cấm chỉ có thể được giải thích bằng cơ học lượng tử. Khi nghiên cứu bán dẫn, Bardeen đã phát minh ra bóng bán dẫn (transistor). Các transistor được kết hợp thành mạch tích hợp (IC) là nền tảng tạo nên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính. Hãy kể tên một số thiết bị có sử dụng mạch tích hợp IC.....

 

Đánh giá

0

0 đánh giá