Hãy tìm hiểu các tác động sinh học bởi sự tăng cường tia cực tím do suy giảm tầng ozone

1.7 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 70 Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật Lí 10 Bài 9: Sơ lược về các chất gây ô nhiễm môi trường

Câu hỏi 1 trang 70 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu các tác động sinh học bởi sự tăng cường tia cực tím do suy giảm tầng ozone. Cần có những hành động thiết thực nào để hạn chế sự giảm sút của tầng ozone?

Lời giải:

Suy giảm tầng ozôn gây ra một số hệ luỵ như:

- Sự xâm nhập các tia cực tím vào trong Trái Đất làm gia tăng nhanh nhiệt độ của Trái Đất.

- Sự tăng tia UV-B có thể làm giảm khả năng chịu đựng của cây trồng, giảm năng suất, chất lượng giảm sút.

- Bức xạ tử ngoại tăng sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của các vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc.

- Sự phá hủy tầng ozon còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.

- Tia tử ngoại UV-B tăng lên có thể làm giảm khối lượng các sinh vật phù du-nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Sự tăng lên của tia UV-B cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng sự sinh trưởng của các loài cá, tôm, cua và nhiều sinh vật khác, chủ yếu là  giảm khả năng sinh sản của chúng. Bức xạ UV-B tăng cũng làm thay đổi thành phần các loài.

- Làm giảm chất lượng không khí: Suy giảm tầng ozon làm tăng lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất và làm tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm khí quyển. Khói mù và mưa axit sẽ tăng lên do các chất tạo thành mưa axit tăng lên cùng với sự tăng hoạt động của tia UV-B.

Những hành động thiết thực để hạn chế sự giảm sút của tầng ozone:

- Chung tay bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.

- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô, xe máy, …

- Khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “Không có CFC”.

- Hạn chế sử dụng các bao bì bằng xốp nhựa.

- Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, hạn chế sử dụng các loại khí gây thủng tầng Ozon trong các thiết bị, hoạt động sản xuất.

- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học

- Sử dụng các sản phẩm sạch thân thiện môi trường

- Xử lý nghiêm các khu công nghiệp, các nhà máy thải khí độc hại ra môi trường

- Giáo dục và tuyên truyền cho mọi người để ngăn chặn xả các chất độc hại ra môi trường gây thủng tầng ozon.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 67 Chuyên đề Vật lí 10: Hằng ngày, trong sản xuất và sinh hoạt, con người thải ra môi trường các chất thải nguy hại đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đời sống của sinh vật, sức khỏe con người. Những chất nào có thể gây ô nhiễm môi trường?....

Câu hỏi trang 68 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mưa acid và các tác động tiêu cực đến môi trường....

Câu hỏi trang 69 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu những tác động của việc sử dụng năng lượng hạt nhân đến môi trường, nêu quan điểm ủng hộ hay phản đối về việc sử dụng năng lượng hạt nhân.....

Câu hỏi 2 trang 70 Chuyên đề Vật lí 10Hãy tìm hiểu sự biến đổi khí hậu hiện nay và tác động tiêu cực đến Việt Nam. Cần có những hành động thiết thực nào để hạn chế sự biến đổi khí hậu?....

Em có thể trang 71 Chuyên đề Vật lí 10Nói về một số chất gây ô nhiễm môi trường và đề ra giải pháp hạn chế.....

Đánh giá

0

0 đánh giá