Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa lí lớp 5 trang 116, 117, 118 Bài 23: Châu Phi chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Địa lí 5. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí lớp 5 trang 116, 117, 118 Bài 23: Châu Phi
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 Địa lí lớp 5 trang 116: Quan sát hình 1, cho biết: Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
Trả lời:
Châu Phi giáp:
- Châu lục: Châu Á.
- Đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- Biển: Địa Trung Hải, Biển Đỏ (Hồng hải).
Trả lời câu hỏi 2 Địa lí lớp 5 trang 116: Quan sát hình 1, cho biết: Đường Xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
Trả lời:
Đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
Trả lời câu hỏi 3 Địa lí lớp 5 trang 117: Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?
Trả lời:
Châu Phi có diện tích 30 triệu km², đứng thứ 3 về diện tích trong các châu lục trên thế giới (sau châu Á - 44 triệu km² và châu Mĩ - 42 triệu km²).
Trả lời câu hỏi 4 Địa lí lớp 5 trang 117: Quan sát hình 1, em hãy: Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở châu Phi.
Trả lời:
Các cao nguyên và bồn địa ở châu Phi:
- Cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi
- Bồn địa: Sát, Nin Thượng, Công-gô, Ca-la-ha-ri.
Trả lời câu hỏi 5 Địa lí lớp 5 trang 117: Quan sát hình 1, em hãy: Tìm và đọc tên các sông lớn của châu Phi.
Trả lời:
Tên các sông lớn của châu Phi: Nin, Ni-giê, Côn-gô, Dăm-be-di
Câu hỏi (trang 118 Địa lí lớp 5)
Địa lí lớp 5 trang 118 Câu 1: Tìm vị trí của châu Phi trên hình 1 ở bài 17.
Trả lời:
Vị trí của châu Phi trên hình 1 ở bài 17 (khoanh đỏ):
Địa lí lớp 5 trang 118 Câu 2: Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và xa-van của châu Phi.
Trả lời:
- Hoang mạc Xa-ha-ra:
+ Là hoang mạc lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông.
+ Nhiệt độ ban ngày có khi lên tới hơn 50 độ C, ban đêm có thể xuống tới 0 độ C.
+ Sông hồ rất ít và hiếm nước.
- Xa-van châu Phi:
+ Là những nơi mưa ít, xuất hiện đồng cỏ cao, cây bụi. Thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo hoặc cây bao báp.
+ Động vật phong phú như động vật ăn cỏ (ngựa vằn, hươu cao cổ, voi,...) và động vật ăn thịt (báo, sư tư, linh cẩu,...).